OEM là gì? Sự khác biệt giữa kinh doanh truyền thống và hàng OEM

Hàng OEM đã khá quen thuộc với các tín đồ mua sắm trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki. Thế nhưng không phải ai cũng biết OEM là gì, Hàng OEM nghĩa là gì? Hình thức OEM có điểm gì khác biệt với kinh doanh truyền thống? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hàng OEM là gì và phân biệt OEM với VAR hay ODM nhé!

 

oem là gì
OEM là gì? Hàng OEM nghĩa là gì?

OEM là gì?

OEM là viết tắt của từ “Original Equipment Manufacturer” hay còn gọi là nhà sản xuất thiết bị gốc. OEM thường được dùng để chỉ các công ty, doanh nghiệp, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất được đặt trước theo bản vẽ thiết kế, thông số kỹ thuật rồi bán sản phẩm cho công ty khác.

hàng oem nghĩa là gì
OEM là hàng gì? Nhà sản xuất OEM là gì?

Ví dụ: Công ty A thiết kế 1 sản phẩm bất kì – Công ty B là công ty sản xuất (còn gọi là OEM)

Bên A sẽ thiết kế mẫu mã, hình dáng của sản phẩm và đặt hàng công ty B để sản xuất ra sản phẩm đó theo mẫu. Sau khi sản phẩm ra mắt thị trường, sản phẩm sẽ mang thương hiệu, xuất xứ của công ty A. Trong khi đó, bên A sẽ thương thảo và đưa ra một mức phí gia công, sản xuất sản phẩm theo thỏa thuận cho bên B với điều kiện phải bảo mật thông tin, quy trình sản xuất.

Hàng OEM nghĩa là gì?

Hàng OEM được hiểu là một linh kiện nào đó được nhà sản xuất chế tạo ra trong một sản phẩm chung, sau đó họ sẽ phân phối linh kiện đến nhà sản xuất phụ kiện tiếp theo của sản phẩm. Và hàng phân phối này sẽ mang thương hiệu của nhà sản xuất phân phối (còn gọi là OEM brand) chứ không mang thương hiệu của nhà sản xuất đầu tiên nữa.

oem brand là gì
Hàng OEM nghĩa là gì? OEM brand là gì?Hàng nhà máy OEM là gì?

Chính vì phương thức sản xuất này mà các mặt hàng cung cấp theo kiểu OEM thường có giá thành rẻ hơn giá sỉ. Nhưng tiêu chí để nhà sản xuất thứ 2 đồng ý cung cấp theo dạng OEM này là phải đảm bảo 2 điều:

  • Đảm bảo số lượng mà nhà cung cấp thứ nhất yêu cầu. Điều này nhằm đảm bảo doanh thu và khớp theo đơn đặt hàng của nhà sản xuất thứ nhất.
  • Nhà sản xuất thứ nhất không cho phép nhà sản xuất thứ 2 mang hàng OEM ra bán lẻ, mà phải chế tạo ra thành phẩm rồi mới được sử dụng vào mục đích bán lẻ.

Ví dụ: Công ty Foxconn và Apple. Trong đó, Apple là bên khách hàng, chịu trách nhiệm nghiên cứu công nghệ và phân phối sản phẩm, còn Foxconn sẽ là bên sản xuất sản phẩm. Foxconn chính là công ty OEM.

Apple và Foxconn hợp tác sản xuất theo hình thức OEM
Apple và Foxconn hợp tác sản xuất theo hình thức OEM

Giá thành cung cấp hàng hóa theo hình thức OEM và yêu cầu khi tham gia OEM

Có thể nói hàng hóa cung cấp theo hình thức OEM có giá cả thấp hơn giá sỉ bình thường. Bên cạnh đó, các sản phẩm hàng hoá thương hiệu OEM còn có sự liên quan chặt chẽ giữa 2 thành phần tham gia chính đó là công ty đặt hàng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và công ty trực tiếp sản xuất cung cấp nguồn sản phẩm. Muốn trở thành đối tác của công ty sản xuất sản phẩm hàng hoá OEM, doanh nghiệp cần thỏa mãn được 2 yêu cầu quan trọng sau:

  • Cần cập nhật và báo trước số lượng và yêu cầu chất lượng sản phẩm thông qua hợp đồng sản xuất cụ thể và đơn đặt hàng để giúp cho công ty sản xuất trực tiếp và cung cấp nguồn sản phẩm có thể lên kế hoạch sản xuất cụ thể và đảm bảo đúng yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đề ra của công ty đặt hàng sản xuất. 
  • Công ty đặt hàng sản xuất không được phép tự ý bán hàng hoá OEM ra thị trường dưới dạng các sản phẩm riêng lẻ theo kiểu bán từng loại linh kiện, thiết bị hoặc sản phẩm riêng lẻ, rời rạc. Công ty đặt hàng sản xuất chỉ được phép lắp ráp và tiêu thụ các sản phẩm chính hãng của công ty sản xuất dưới dạng sản phẩm hoàn chỉnh về tổng thể.

Thực hiện mô hình kinh doanh OEM như thế nào để đạt hiệu quả?

Mô hình kinh doanh OEM được coi là một mô hình kinh doanh có tính khả thi và thành công cao nếu bạn có ý tưởng kinh doanh và mong muốn biến nó thành lợi nhuận nhưng lại không có đủ chi phí đầu tư ban đầu cho việc sản xuất. 

Mô hình sản xuất OEM như thế nào?
Mô hình sản xuất OEM như thế nào?

Kinh doanh theo phương thức OEM thực chất là thuê gia công sản phẩm, sau đó bán lại sản phẩm bằng chính tên thương hiệu của mình. Bạn có thể xây dựng ý tưởng của mình theo mô hình kinh doanh OEM như sau:

  • Xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản, từ ý tưởng cho đến định hướng: Vì không trực tiếp làm ra sản phẩm nên hầu hết các doanh nghiệp OEM không quá để tâm đến các tiêu chí như năng lực sản xuất, giá bán cạnh tranh hay nhà xưởng sản xuất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải nắm được công nghệ sản xuất sản phẩm và am hiểu quy trình làm việc.
  • Có chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp: Làm thương hiệu là điều cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp hay phương thức kinh doanh nào nhưng điều này càng cần thiết hơn đối với doanh nghiệp OEM. Vì không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nên việc phát triển tốt thương hiệu là điều tối quan trọng. Việc xây dựng thương hiệu tốt giúp tạo ra thị trường rộng mở cho sản phẩm.
  • Lựa chọn nhà sản xuất phù hợp: Cần tìm những đối tác sản xuất uy tín, chất lượng và phù hợp với ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp để sản phẩm đảm bảo được chất lượng cần thiết và tối ưu nhất.
  • Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng: Khâu quan trọng để đảm bảo luôn kiểm soát được chất lượng sản phẩm, bảo vệ uy tín của thương hiệu. Luôn phải có bộ phận kiểm tra giám sát thường xuyên và định kỳ chất lượng của sản phẩm.
  • Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm khoa học: Việc xây dựng được hệ thống phân phối sản phẩm hiệu quả dựa trên cơ sở khảo sát và nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng được đánh giá là xương sống của sự thành công. Hệ thống phân phối khoa học sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm và tối ưu hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ưu nhược điểm của OEM

Ưu nhược điểm của sản phẩm OEM là gì?
Ưu nhược điểm của sản phẩm OEM là gì?

Ưu điểm

  • Chi phí đầu tư cho doanh nghiệp, nhà xưởng không quá lớn nên giá cả của các sản phẩm hàng hoá OEM mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường sẽ thấp hơn những mặt hàng cùng loại.
  • Có cơ hội tiếp cận được với những kiến thức công nghệ tiên tiến, những nền tảng trí thức mới mà các doanh nghiệp sản xuất thiết bị gốc đang nắm giữ và phát triển. Do đó, khi quyết định hợp tác kinh doanh theo mô hình OEM, doanh nghiệp cần lưu ý chọn lựa nhà sản xuất, nhà cung ứng đáng tin cậy và có trình độ chuyên môn để tránh trường hợp gặp phải tình huống đi kiện vì bị ăn cắp công nghệ.
  • Có thể triển khai thêm nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau cũng như thuận lợi trong việc đưa các sản phẩm mới vào thử nghiệm để thăm dò và thâm nhập thị trường một cách nhanh chóng.

Nếu đã hiểu được OEM là gì, bạn sẽ nhận thấy những ưu điểm cực kỳ nổi bật trong hình thức kinh doanh OEM. Nó giúp cho đối tác có thể tạo ra sản phẩm mà không cần phải xây dựng nhà xưởng. Đa số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam đều hoạt động theo hình thức là doanh nghiệp OEM. Do đó chi phí phí cũng rẻ hơn nhiều so với mức thông thường. Lựa chọn nhà sản xuất cung ứng đáng tin cậy và có uy tín là yếu tố hàng đầu của doanh nghiệp OEM.

Hàng hóa cung cấp theo hình thức OEM sẽ luôn thấp hơn giá sỉ. Điều đó tạo ra một lợi thế rất lớn về kinh doanh.Doanh nghiệp không cần có kinh nghiệm quá nhiều trong lĩnh vực đó. Ví dụ như vấn đề nhà xưởng, quy trình sản xuất, thiết kế ý tưởng, nhân công. Ngược lại nếu bên sản xuất A muốn quảng bá sản phẩm với thị trường mà không đủ điều kiện thì bên B sẽ làm.

Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức OEM sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Nhược điểm

Việc sử dụng một sản phẩm quảng cáo gắn mác thương hiệu nổi tiếng khiến khách hàng dễ nhầm tưởng sản phẩm mang đúng chất lượng và uy tín của thương hiệu đó. Vụ việc nhầm lẫn điển hình đó là công ty Khaisilk kinh doanh tơ lụa Trung Quốc mang nhãn mác “made in Việt Nam”. Khách hàng cảm thấy mình đang bị lừa khi tin quảng cáo.

Đối với các doanh nghiệp việc thuê một công ty sản xuất và thiết kế cũng gặp khá nhiều rủi ro như:

Trường hợp hai bên không có hợp đồng quy định rõ ràng. Bên sản xuất không làm đúng như cam kết trong hợp đồng thì bên B sẽ phải chịu hậu quả. Khách hàng khi phát hiện mình bị lừa sẽ quay lưng với doanh nghiệp là điều hiển nhiên.

Sự khác biệt giữa kinh doanh truyền thống và hàng OEM

khác biệt giữa kinh doanh truyền thống và hàng OEM
Kinh doanh theo hình thức OEM giúp gọn nhẹ bộ máy cũng như tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp so với kinh doanh truyền thống

Kinh doanh theo hình thức OEM giúp gọn nhẹ bộ máy cũng như tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp so với kinh doanh truyền thống

Khi tìm hiểu về OEM là gì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được sự khác biệt giữa OEM với hình thức kinh doanh truyền thống đó chính là ở khâu sản xuất. Phương thức hoạt động của hình thức OEM sẽ bỏ qua toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất. Nhờ đó, cắt giảm khá nhiều chi phí đầu tư ban đầu của doanh nghiệp. Chính điều này đã tạo cho OEM những lợi thế tuyệt vời.

Phân biệt OEM và VAR

Phân biệt OEM và VAR
Phân biệt OEM và VAR

VAR là viết tắt của Value-added Reseller, là doanh nghiệp làm tăng cường các tính năng, dịch vụ và thêm giá trị cho mặt hàng ban đầu. Một đại lý bán lẻ giá trị gia tăng (VAR) là một doanh nghiệp mua sản phẩm gốc hoặc sản phẩm thành phần từ OEM và sau đó làm tăng thêm vào giá trị của nó bằng cách thêm các tính năng mới hoặc dịch vụ cho sản phẩm hoặc dùng cách kết hợp nó vào một sản phẩm lớn hơn trước khi trình làng sản phẩm đó cho người dùng cuối.

Các nhà sản xuất OEM thường bán sản phẩm của mình cho doanh nghiệp, trong khi VAR thường bán trực tiếp cho người tiêu dùng. 

Một trong những minh họa cơ bản nhất của mối quan hệ giữa các nhà sản xuất thiết bị gốc OEM và VAR là mối quan hệ giữa một nhà sản xuất ô tô và nhà sản xuất phụ tùng ôtô. Các bộ phận khác nhau cần thiết để lắp ráp một chiếc xe hơi, chẳng hạn như hệ thống phanh hoặc ống xả, được sản xuất bởi nhiều OEMs. Các bộ phận OEM sau đó được bán lại cho nhà sản xuất ô tô, để làm tăng giá trị cho sản phẩm ban đầu bằng cách biến nó trở thành một phần của một chiếc xe ô tô. Xe ô tô sau đó được phân phối ra thị trường, tới tay người tiêu dùng.

Các điều khoản “OEM” và “VAR” thường được sử dụng trong ngành công nghiệp bán lẻ máy tính, nơi các ứng dụng phần mềm như Windows được xem là thiết bị gốc dùng để tích hợp vào phần cứng của máy tính cá nhân trước khi máy tính được bán cho người tiêu dùng. Sự kết hợp của sản phẩm phần mềm giúp làm tăng giá trị cho máy tính.

Cũng có thể một doanh nghiệp là VAR của các sản phẩm của một công ty mà bản thân nó đã được coi là một VAR. Điều này thường xảy ra với những công ty cung cấp dịch vụ chứ không phải là hàng hoá. Một ví dụ là một công ty tư vấn máy tính cung cấp chủ yếu dịch vụ tư vấn nhưng cũng có thể trực tiếp bán máy tính do một công ty sản xuất như IBM thì cũng được coi là một VAR.

Phân biệt OEM và ODM

Phân biệt OEM và ODM

Đến đây thì các bạn đã hiểu OEM là gì rồi đúng không nào? Các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn tiết kiệm vốn kinh doanh có thể tham khảo hình thức kinh doanh OEm đang được ưa chuộng nhất hiện nay nhé! 

About Quynh Vu

Tôi là Quỳnh Vũ. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Quynh Vu →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *