Bản ngã là gì? Hiểu về bản ngã và làm sao vượt qua cái tôi quá lớn

Bản ngã là gì? Cái tôi nghĩa là gì? và làm sao để vượt qua được bản ngã trong cuộc đời của mỗi con người. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có cho mình những thông tin, nhưng cảm nhận chia sẻ mới, từ đó giúp bạn có cái nhìn thoáng đãng hơn nhé.

Bản ngã là gì?

bản ngã là gì
Bản ngã là gì?

Để hiểu về bản ngã một cách đầy đủ và chuẩn xác, người ta thường xét thuật ngữ này trên các phạm trù khác nhau. Bản ngã cuộc đời theo triết học là cái tôi ý thức nhắm đến sự phân biệt tôi (bản thân mỗi cá thể) với những cá nhân khác.

Trong tâm học, bản ngã chính là những điều hình thành từ khi con người sinh ra, qua quá trình tiếp xúc với thế giới bên ngoài dần dần được lớn lên, phát triển và mở rộng. Bản ngã theo tâm học còn là sợi dây trung gian, nhằm liên kết những ham muốn vô thức của con người và các tiêu chuẩn nhân cách xã hội được đặt ra.

Còn khái niệm bản ngã trong phật giáo được hiểu chính là tôi, là cái tôi tồn tại trong bản thân của mỗi con người. Tôi là hạt nhân nghiệp lực, được kết tinh từ hành động của các bộ phận khác nhau như: mắt, mũi, miệng, thân… Cái tôi cá nhân được tồn tại ở một thể tính trường tồn và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sinh tử hay tụ tán.

Từ 3 khái niệm về bản ngã hay cái tôi của bản thân nghĩa là gì theo các nghiên cứu trên thì chúng ta có thể rút ra một ý chung nhất về bản ngã của con người như sau:

Bản ngã là một cá thể riêng biệt, tách biệt so với thế giới và hoàn toàn chịu trách nhiệm cũng như thực hiện các bổn phận, nghĩa vụ của cá nhân mình trong xã hội đó. Cái tôi cá nhân là sự tự do của mỗi người, song tất cả cần nằm trong một giới hạn nào đó. Và khi cái tôi quá lớn sẽ dẫn đến những nghiệp chứng, những sai lầm (theo quan niệm trong phật giáo).

Bản ngã và bản chất khác nhau như thế nào?

Bản ngã là cái tôi, bản chất là đặc trưng của con người, chính vì thế không ít người thường nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Tuy nhiên, bản ngã và bản chất lại rất khác nhau. Bạn cứ thử tưởng tượng như thế này, trong cuộc sống, khi bản ngã vùng lên kiểm soát con người thì đồng nghĩa với việc bản ngã kiểm soát cả bản chất. Do đó, không thể đánh đồng chúng là một.

Xét trong cả một quá trình hình thành của con người. Từ khi lọt lòng, bạn đã chịu tác động từ rất nhiều yếu tố xung quanh: gia đình, xã hội, tự nhiên…  Lớn lên một chút, khi hỏi những câu chuyện hồi nhỏ của mình từ người thân. Lúc đó, họ sẽ kể cho bạn những câu chuyện về tính cách của bạn. Vô hình chung, bạn sẽ coi đó chính là bản chất có sẵn của mình.

Song, đến khi trưởng thành, bạn phải làm chủ cuộc đời của mình, lúc đó, từ những tác động xung quanh đã khiến hình thành lên bản ngã. Bản ngã sẽ luôn sống, tồn tại song hành cùng con người và luôn tác động đến mọi ý chí, hành động của mỗi cá nhân.

Sự khác nhau giữa bản ngã và vô ngã

khác nhau giữa bản ngã và vô ngã là gì
Bản ngã và vô ngã khác nhau như thế nào?

Trước khi đi tìm hiểu về sự khác nhau giữa bản ngã và vô ngã, chúng ta cần làm rõ vô ngã là gì. Nếu như bản ngã là cái tôi, cái thuộc về bên trong của con người thì vô ngã là những cái ngoài ta. Hiểu một cách đơn giản, vô là là bao trùm tất cả mọi thứ trừ cái tôi đó. Khi không có cái tôi được gạt bỏ, hay không còn cái tôi cao ngút trời thì sẽ là vô ngã. 

Người sống vô ngã sẽ giúp mọi thứ trở nên hoàn hảo, bình yên hơn ở chính những điều mà bạn chọn lựa. Như vậy có thể thấy, vô ngã đối lập với bản ngã. 

Làm sao để vượt qua cái tôi quá lớn

cái tôi là gì

Cái tôi quá lớn tiếng anh là gì? Đó là The ego is too big. Khi con người có cái tôi quá lớn hay bản ngã quá lớn sẽ sinh ra sự bao biện về những hành động, việc làm của mình, luôn cho rằng đó là bản chất, là tính cách vốn có.

Khi một cá thể nào đó vô tình đẩy cái tôi của mình lên cao dần, thường sẽ không có xu hướng chấp nhận lỗi sai, sẵn sàng đổ lỗi cho người khác hoặc cho chính bản chất của con người. Và người ngoài nhìn vào sẽ thấy rằng họ đang ngạo mạn, tự đạo với chính bản thân của mình. Hậu quả của cái tôi quá lớn đó là khiến con người ta gặp nhiều rắc rối, tính cách sẽ trở nên nóng nảy dần, từ đó sẽ khó có người nào dám lại gần và chơi chung.

Bản ngã luôn tồn tại, tuy nhiên, nếu không kiềm chế và vượt qua bản ngã thì nó sẽ theo bạn đến suốt cuộc đời. Bản ngã không phải là quá xấu, tuy nhiên, khi vượt quá mức cho phép thì sẽ khiến bản thân người đó gặp hạn chế về nhiều mặt. Vậy cách vượt qua cái tôi quá lớn là gì?

Chấp nhận sự thật, chấp nhận thử thách

Đây là cách giúp bạn học được cách kiềm chế bản thân rất tốt. Hãy luôn chấp nhận những thử thách trong cuộc sống, làm nó và vượt qua nó bằng hết tất cả sức lực của mình. Có như vậy, sau này nhìn lại, con người ta mới không hối tiếc về những điều trong quá khứ. Có thể nó sẽ không có kết thúc viên mãn, song, nếu không chấp nhận thử thách và đương đầu thì sẽ hoàn toàn không có chữ có thể, mà khi đó bạn sẽ thất bại.

Đừng đổ lỗi cho số phận, thay vào đó hãy vượt lên bản ngã của chính bản thân mình bằng cách tìm động lực thông qua việc học tập, rèn luyện mỗi ngày.

Đừng so sánh mình với bất cứ ai

làm thế nào để vượt qua cái tôi

Bởi khi so sánh như vậy thì bản ngã càng lớn dần. Giá trị bản thân bị ảnh hưởng, từ đó sẽ dẫn tới hai trường hợp. Một là bạn ảo tưởng mình giỏi hơn người đó và hai là việc xuất hiện suy nghĩ khó có thể vượt qua được người ta.

Tập trung vào hiện tại

Tập trung vào hiện tại, để tránh thời gian suy nghĩ, tìm về các giá trị trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Tận dụng mọi thời gian, sức lực để xây dựng, phát triển những giá trị cốt lõi mà bạn đang sở hữu, có như vậy thì mới dễ tiến tới đỉnh vinh quang trong một tương lai gần.

Hãy tự tạo ra số phận của mình bằng cách vượt qua bản ngã. Và đừng tin vào những kiến thức nói về số phận của ai đó đã hình thành trước, mà đó cần nhiều đến sự cố gắng rèn luyện, trau dồi và học hỏi mỗi ngày.

Như vậy bạn đã hiểu rõ về cái tôi là gì, bản ngã là gì trong phật giáo, triết học… chưa. Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng nắm giữ chắc một điều gì đó thì sẽ được coi là tốt, mà “nâng được thì buông được”, có lúc bạn nên buông bỏ. Đừng chỉ quan tâm quá đến cái tôi của mình, đặc biệt là trong: công việc, tình yêu… bởi điều này sẽ khiến bạn rơi vào những rắc rối chính bạn là người gây nên. Hãy biết dừng lại đúng lúc để hiểu được bản ngã và cái tôi, từ đó vượt qua nó để mọi thứ trở nên tốt đẹp và hoàn hảo hơn. 

About Quynh Vu

Tôi là Quỳnh Vũ. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Quynh Vu →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *