Bảng nguyên tử khối và kiến thức quan trọng

Nguyên tử khối là kiến thức cơ bản của bộ môn hóa học. Kiến thức này đã được Dmitri Ivanovich Mendeleev – thiên tài hóa học đúc kết trong bảng nguyên tử khối hay chính là bảng tuần hoàn hóa học. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn tổng kết lại kiến thức về nguyên tử khối, phân tử khối, cùng cách học thuộc bảng nguyên tử khối nhanh nhất nhé!

Bảng nguyên tử khối

Nguyên tử khối là gì?

 

Nguyên tử khối là gì?

Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của một nguyên tử có đơn vị là đơn vị cacbon (ký hiệu đvC). Mỗi nguyên tố sẽ có nguyên tử khối khác nhau do có số lượng proton và nơtron khác nhau 

Nguyên tử khối của một nguyên tử còn là tổng khối lượng notron, proton và electron nhưng do khối lượng của electron rất nhỏ nên sẽ không tính khối lượng này. Do đó, nguyên tử khối xấp xỉ bằng khối lượng của hạt nhân nguyên tử.

Nguyên tử khối cũng được xem là khối lượng, được tính theo đơn vị gam của một mol nguyên tử, ký hiệu là u.

      • 1 u = 1/NA gam = 1/(1000Na) kg
      • Trong đó Na chính là hằng số Avogadro
      • 1 u xấp xỉ bằng 1.66053886 x 10-27 kg
      • 1 u xấp xỉ bằng 1.6605 x 10-24 g

Đơn vị khối lượng nguyên tử là gì?

đơn vị khối lượng nguyên tử được đo bằng Đơn vị Cacbon, có ký hiệu là đvC. Một đơn vị Cacbon bằng 1/12 khối lượng hạt nhân nguyên tử đồng vị Cacbon C12.

Nguyên tử khối trung bình

Hầu hết các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị hóa học với tỷ lệ phần trăm số nguyên tử xác định => nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị gọi là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị tính đến tỷ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng.

Bảng nguyên tử khối là một bảng thể hiện nguyên tử khối và các thông tin liên quan khác của các nguyên tố như hóa trị, ký hiệu nguyên tố….Đây là một trong những bảng kiến thức cơ bản và đơn giản của hóa học, đóng vai trò là kiến thức nền tảng để giải các bài toán hóa học phức tạp sau này.

Số p Tên nguyên tố Ký hiệu hoá học Nguyên tử khối Hoá trị

 

 

1 Nguyên tử khối của Hiđro H 1 I
2 Nguyên tử khối của Heli He 4  
3 Nguyên tử khối của Liti Li 7 I
4 Nguyên tử khối của Beri Be 9 II
5 Nguyên tử khối của Bo B 11 III
6 Nguyên tử khối của Cacbon C 12 IV, II
7 Nguyên tử khối của Nitơ N 14 III,II,IV,..
8 Nguyên tử khối của Oxi O 16 II
9 Nguyên tử khối của Flo F 19 I
10 Nguyên tử khối của Neon Ne 20  
11 Nguyên tử khối của Natri Na 23 I
12 Nguyên tử khối của Mg (Magie) Mg 24 II
13 Nguyên tử khối của Al (Nhôm) Al 27 III
14 Nguyên tử khối của Silic Si 28 IV
15 Nguyên tử khối của Photpho P 31 III, V
16 Nguyên tử khối của Lưu huỳnh S 32 II,IV,VI,..
17 Nguyên tử khối của Clo Cl 35,5 I,..
18 Nguyên tử khối Agon Ar 39,9  
19 Nguyên tử khối của Kali K 39 I
20 Nguyên tử khối của Canxi Ca 40 II
24 Nguyên tử khối của Crom Cr 52 II,III
25 Nguyên tử khối của Mangan Mn 55 II,IV,VII,..
26 Nguyên tử khối của Fe (Sắt) Fe 56 II,III
29 Nguyên tử khối của Cu (Đồng) Cu 64 I,II
30 Nguyên tử khối của Zn (Kẽm) Zn 65 II
35 Nguyên tử khối của Brom Br 80 I,…
47 Nguyên tử khối của Ag (Bạc) Ag 108 I
56 Nguyên tử khối của Bari Ba 137 II
80 Nguyên tử khối của Thuỷ ngân Hg 201 I,II
82 Pb Nguyên tử khối của Chì Pb 207 II,IV

Bảng nguyên tử khối

Phân tử khối là gì?

Phân tử khối của một chất là tổng nguyên tử khối của các nguyên tử có trong phân tử chất đó.

Ví dụ:

Phân tử khối của khí Nitơ (N2) bằng: 14.2 = 28 đvCPhân tử khối của đường (C12H22O11) bằng: 12.12 + 1.22 + 16.11 = 342 đvC.

Vậy nguyên tử khối có phải số khối không?

Số khối còn gọi là số hạt có kí hiệu A là tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử. Số khối được tính theo công thức A = Z + N với Z là số proton, N là số neutron. Như vậy, ta có thể thấy nguyên tử khối là khối lượng mang tính tương đối của một nguyên tử, còn số khối thì là số hạt trong hạt nhân nguyên tử, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. 

Cách học thuộc bảng nguyên tử khối

Các bạn có thể tham khảo cách học thuộc bảng nguyên tử khối nhanh nhất qua Bài ca nguyên tử khối tại đây: https://baoduongmaynenkhi.net/bai-ca-hoa-tri/

Một số ứng dụng của bảng nguyên tử khối trong các bài tập hóa học

Bảng nguyên tử khối hóa học có tính ứng dụng rất cao trong môn hóa học, đặc biệt ở phần hóa vô cơ. Hầu hết các bài tập hóa học đều phải áp dụng bảng nguyên tử khối lớp 8 này. Có 2 dạng bài cơ bản nhất cần áp dụng trực tiếp bảng phân tử khối tại bậc trung học cơ sở.

      • Tìm nguyên tố trong hợp chất
      • Tìm nguyên tố khi biết nguyên tử khối

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất về bảng nguyên tử khối cần nắm rõ trong hóa học. Hy vọng có thể giúp các bạn học sinh trong quá trình học tập môn hóa học.

 

About Nguyễn Minh

Tôi là Nguyễn Minh. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Nguyễn Minh →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *