CO/CQ là gì? Tại sao cần CO CQ khi mua thiết bị nhập khẩu

CO, CQ là gì? Có bao nhiêu loại giấy chứng nhận chất lượng xuất xưởng, hay khi mua sắm các hàng hóa nhập khẩu thì người tiêu dùng cần biết được điều gì. Mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về CO và CQ nhé.

Tìm hiểu CO, CQ là gì?

co cq là gì
Khái niệm CO và CQ là gì?

CO CQ là gì? Thực chất hai thuật ngữ này là hoàn toàn khác nhau. Vậy CO CQ là viết tắt của từ gì và ý nghĩa của chúng ra sao? 

Đầu tiên, đi tìm hiểu về C/O là gì hay CO là viết tắt của từ gì. CO chính là Certificate of Origin. Đây là văn bản nhằm chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ tại một quốc gia cụ thể. 

Còn C/Q là gì thì đó là viết tắt của từ Certificate of Quality. Khác với CO là đề cập đến nguồn gốc sản xuất hàng hóa đó thì CQ lại là chứng nhận về chất lượng của hàng hóa. Đồng thời, để đạt được chứng nhận CQ thì chất lượng hàng hóa, thiết bị đó cần đáp ứng được tiêu chuẩn mà nhà sản xuất, nơi nhập khẩu đề ra.

Chứng chỉ CO CQ giúp người mua hàng chắc chắn được cả về nguồn gốc chính hãng và chất lượng đảm bảo của sản phẩm. Do đó CO CQ ngày càng được nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng để trở thành tiêu chí lựa chọn sản phẩm.

Vai trò, mục đích của chứng chỉ CO/CQ

Sau khi đi tìm hiểu về khái niệm CO/CQ là gì thì bạn có thắc mắc vai trò và mục đích của chúng ra sao không? 

Vai trò của CO/CQ

  • Chứng chỉ CO
mẫu chứng chỉ c/o là gì
Mẫu chứng chỉ CO

CO có vai trò quan trọng giúp chứng minh nguồn gốc hàng hóa xem đã chuẩn xác với hợp đồng ký giữa các bên liên quan hay chưa. Thông qua chứng chỉ này giúp thống kê thương mại một cách nhanh chóng và đầy đủ về các số liệu. CO là căn cứ nhằm xác định mức thuế áp dụng đối với từng sản phẩm, từ đó giúp các nhà hoạch định kinh tế đưa ra các biện pháp trợ giá hoặc chống phá giá.

  • Chứng chỉ CQ

Vai trò của CQ là chứng minh chất lượng của hàng hóa có phù hợp với tiêu chuẩn được công bố không. Đối với cả nhà sản xuất và khách hàng thì CQ đều được đưa ra làm thước đo, giúp đánh giá chất lượng sản phẩm một cách chính xác nhất. Hiện nay, hầu hết các sản phẩm đều được áp dụng theo chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996.

Mục đích của COCQ

  • Chứng chỉ CO

Mục đích chính của giấy chứng chỉ này là nhằm chứng minh về xuất xứ rõ ràng của bất kỳ một hàng hóa, thiết bị nào đó. Thông qua CO, người tiêu dùng đánh giá được hàng hóa đó là chính hãng, hay là hàng trôi nổi, không có nhãn mác riêng.

  • Chứng chỉ CQ

Mục đích của chứng chỉ CQ để làm gì? Đây là loại văn bản cần thiết nhằm thể hiện về chất lượng của hàng hóa, sản phẩm. Chất lượng được kiểm chứng này dựa trên những tiêu chuẩn đã được nhà sản xuất công bố. Để từ đó người tiêu dùng cân nhắc lựa chọn. Nếu cảm thấy phù hợp với yêu cầu mà phía nhập khẩu đề ra thì hàng hóa đó sẽ được đưa vào lưu thông.

Các loại CO/CQ hiện hành

Đối với CO

Hiện nay có rất nhiều CO khác nhau tùy thuộc vào từng mặt hàng, nơi nhập khẩu… Có thể kể đến một số mẫu cơ bản như:

  • CO mẫu A dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam có bao gồm ưu đãi
  • CO mẫu B là đối với các sản phẩm không chứa ưu đãi
  • CO mẫu D cho các hàng hóa đến các nước thuộc ASEAN
  • CO mẫu E là sự vận chuyển hàng hóa giữa ASEAN và Trung Quốc
  • CO mẫu VJ cho hàng hóa luân chuyển giữa Việt Nam và Nhật Bản
  • CO mẫu S là Việt Nam và Lào hay Việt Nam và Campuchia…

Đối với CQ

CQ hay giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm này không bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan. Và hiện nay có một loại CQ được dùng nhiều nhất, nó được thể hiện ở dạng dưới đây.

giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm

Cơ quan nào cấp và nội dung chứng chỉ CO/CQ là gì?

Cơ quan cấp CO/CQ

Cơ quan có đủ thẩm quyền để cấp chứng chỉ CO là Bộ Công Thương. Chứng nhận về xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa chỉ có giá trị và được sử dụng trong các giao dịch xuất nhập khẩu khi được cơ quan này cấp phép. Trường hợp Bộ ủy quyền cho các đơn vị, tổ chức khác cấp CO thì chứng nhận đó vẫn được công nhận và sử dụng như thường.

Còn đối với CQ, việc cấp chứng chỉ này được thực hiện ở một cơ quan độc lập, có quyền hạn và tùy thuộc vào mỗi quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất không có quyền cấp phép chứng chỉ này. 

Nội dung CO

Thông thường, trên chứng chỉ CO sẽ bao gồm một số nội dung chính như:

  • Tên, địa chỉ của công ty xuất và nhập khẩu
  • Tiêu chí về phương thức vận chuyển, địa điểm nhận, dỡ hàng
  • Tiêu chuẩn, cách đóng gói phù hợp…
  • Tiêu chuẩn về xuất xứ
  • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền

Vì sao CO CQ lại quan trọng đối với thiết bị điện máy công nghiệp 

Hàng hóa, thiết bị công nghiệp hay điện máy… chỉ được chứng minh về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm khi có đầy đủ CO/CQ. Thông qua đó, người tiêu dùng sẽ an tâm khi sử dụng hàng hóa. Đồng thời, các điều khoản của hợp đồng, hồ sơ đặt ra giữa hai bên khi giao dịch cũng được đảm bảo hơn.

Chọn mua thiết bị cầu nâng nhập khẩu cũng cần CO/CQ

Có thể lấy ví dụ như thế này: khi chọn mua thiết bị nâng hạ dùng trong các nhà xưởng như: câu nâng, tời điện, thang máy, pa lăng điện… Hay các loại máy móc dùng trong sản xuất công nghiệp như: máy nén khí, máy đóng gói… thì yếu tố đầu tiên mà người ta đánh giá chính là CO và CQ. 

CO có thể dựa trên các tiêu chuẩn hàng hóa mà đơn vị sản xuất đó công bố, và có dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Còn CQ khẳng định lại một lần nữa về chất lượng, chứng minh đó không phải là hàng giả, hàng nhái. Chứng nhận xuất xưởng và chứng nhận chất lượng này sẽ giúp các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua những thiết bị đó được đảm bảo hơn.

Ngoài ra, khi xuất nhập khẩu các mặt hàng như: cầu nâng, máy nén khí… thì việc có đầy đủ CO và CQ cũng sẽ giúp đơn vị nhập khẩu biết được các chính sách, chế độ ưu đãi đặc biệt. Có thể thông qua đó mà áp mức thuế cụ thể với từng mặt hàng chuyên dụng.

Một số vấn đề cần lưu ý khi mua thiết bị máy công nghiệp nhập khẩu

Việc mua sắm các thiết bị công nghiệp nhập khẩu như: cầu nâng 1 trụ, 2 trụ hay các loại máy rửa xe, máy nén khí… ngày càng được thấy nhiều. Vậy khi mua các mặt hàng này cần chú ý những điều gì?

Đầu tiên là việc cần tìm nguồn hàng chính hãng, đồng nghĩa với đó là cơ sở có đầy đủ giấy chứng nhận xuất xưởng và chất lượng của sản phẩm. Điều này sẽ giúp cho những chiếc cầu nâng 1 trụ, 2 trụ nói riêng hay các thiết bị khác nói chung tăng mức độ an toàn trong quá trình sử dụng cho người dùng.

Sau khi chọn lựa được thương hiệu, đơn vị cung cấp uy tín, thì sẽ tiến tới việc giao dịch, đàm phán về các chính sách, chi phí tốt nhất. Người mua cần chắc chắn lại một lần nữa về thiết kế của sản phẩm có thực sự phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế không.

Ví dụ như: ở những không gian nhỏ hẹp của xưởng sửa chữa xe máy thì có thể lựa chọn cầu nâng 1 trụ âm nền. Còn với không gian rộng hơn thì chủ đầu tư có thể chọn mua loại cầu nâng 1 hoặc 2 trụ nổi.

Tiếp đó, người tiêu dùng cần biết chính xác được các gói hỗ trợ dịch vụ hải quan, việc tính thuế cũng như cách thức vận chuyển của nhà sản xuất…

Cuối cùng là việc chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu máy móc, thiết bị mới. Hồ sơ thường bao gồm: hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan nhập khẩu, CO và một số loại chứng chỉ khác.

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về CO và CQ là gì. Cũng như các loại chứng chỉ xuất xưởng, chứng chỉ chất lượng hiện nay có đặc điểm, vai trò quan trọng như thế nào. Hy vọng từ các lưu ý về việc mua sắm thiết bị, máy công nghiệp trên sẽ giúp cho bạn chọn lựa được sản phẩm chất lượng nhất.

About Quynh Vu

Tôi là Quỳnh Vũ. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Quynh Vu →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *