CPU là gì? Chức năng của CPU trong máy tính và điện thoại

Chắc chắn các bạn đã nghe rất nhiều đến thuật ngữ CPU và biết đây là một trong các bộ phận trong máy tính, điện thoại. Vậy thực chất CPU là gì, chúng có cấu tạo và nhiệm vụ gì trong máy tính, điện thoại? Để giải đáp được những thắc mắc trên, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.

CPU là gì?

CPU là từ được viết tắt từ Central Processing Unit. Đây là bộ xử lý trung tâm, bộ vi xử lý hay được hiểu đơn giản là bộ não quan trọng nhất của máy tính hay để chạy các chương trình và phần mềm có trong máy tính.

cpu là gì
CPU được ví là “linh hồn” của chiếc máy tính

CPU đầu tiên ra đời vào những năm 70 của thế kỷ 20 (1970) bởi hãng Intel dưới sự giúp đỡ của Ted Hoff và những người công sự.

Bộ CPU thường được chế tạo bằng cách đặt hàng tỷ các bóng bán dẫn có kích thước siêu nhỏ li ti lên 1 con chip máy tính. Trong đó, nhiệm vụ chính của các bóng bán dẫn này là giúp CPU làm những phép tính cần thiết đã được lập trình sẵn để chạy ứng dụng đã được lưu trên bộ nhớ của hệ thống.

Hiện nay, hầu hết các con chip CPU đều được thiết kế có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật và có 1 góc cắt chéo nhỏ để bạn có thể đặt chính xác con chip vào đúng đế cắm CPU. Mặt dưới của mỗi con chip sẽ được thiết kế hàng trăm cái chân nối vào các lỗ tương ứng trong đế cắm CPU.

Socket CPU là gì?

Socket CPU là một loại khe (đế) để thực hiện lắp vi xử lý trung tâm (CPU). Mỗi dòng CPU sẽ có một loại socket hoàn toàn khác nhau. Một socket  sẽ được cấu tạo bởi 1 hoặc nhiều chi tiết cơ học. Các chi tiết này sẽ kết nối CPU với bảng mạch (mainboard) thông qua kết nối cơ học và điện. Điều này cũng giúp quá trình thay thế CPU diễn ra dễ dàng hơn mà không cần phải rã mối hàn trên bo mạch.

socket cpu là gì

Delid CPU là gì?

Delid cpu là nạy nắp lưng CPU được sử dụng để thay kem tản nhiệt mới để truyền nhiệt nhanh hơn Tuy nhiên, việc sử dụng Delid cpu thì người dùng sẽ phải thực hiện nay nắp lưng CPU, việc này có nghĩa là đối với các sản phẩm mới thì người dùng sẽ phải chấp nhận hy sinh bảo hành.

Turbo Boost là gì?

Turbo Boost là công nghệ đã  tích hợp sẵn trên CPU, có  hoàn toàn để CPU tự động xử lý và bạn có thể quản lý Turbo Boost bằng phần mềm.

Cấu tạo và các thông số kỹ thuật của CPU

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, CPU được tạo từ các bóng bán dẫn rất nhỏ để nhận đầu vào và tạo đầu ra cho các dữ liệu.

Dưới đây là cấu tạo chi tiết của CPU:

  • Bộ số học và logic – Arithmetic Logic Unit ( ALU ): là một phần quan trọng của bộ xử lý (CPU), bộ phận này có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tính toán số học và logic như: cộng, trừ, nhân, chia và các phép tính so sánh như lớn hơn và nhỏ hơn …
  • Bộ điều khiển – Control Unit (CU): có nhiệm vụ mã hóa và điều khiển của các câu lệnh từ các chương trình trên máy tính.
  • Bộ nhớ CPU: là nơi lưu trữ tạm thời của các chương trình phần mềm đang được khởi chạy. Bộ nhớ CPU sẽ được quản lý bởi bộ điều khiển (CU).
cấu tạo cpu
Cấu tạo chung của CPU

Các thông số chính:

  • Xung nhịp: về cơ bản xung nhịp CPU hay tốc độ xung nhịp là tốc độ xử lý của CPU. Tốc độ xử lý của CPU chính là một thước đo của số chu kỳ quay của một CPU có thể thực hiện trong mỗi giây. Nếu tốc độ xung nhịp càng cao thì cũng có nghĩa là CPU nhanh hơn. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác tác động tác động đến tốc độ của CPU.

Để giúp CPU chạy nhanh hơn thì rất nhiều người đã thực hiện ép xung máy tính. Vậy ép xung máy tính là gì?

Ép xung hay còn gọi là Overclock cpu là quá trình nâng cấp bộ vi xử với các thông số kỹ thuật cao hơn mức thông số của các nhà sản xuất để từ đó giúp máy hoạt động nhanh hơn.

  • Băng thông (bus speed): là độ rộng cũng như khả năng truyền tải dữ liệu/s của CPU (VD: CPU thế hệ 1 là 2.5GHZ/s, thế Hệ 2,3,4 Là 5GHZ/s và …)
  • Bộ nhớ đệm (cache): bộ nhớ tạm thời sử dụng trong quá trình cpu xử lý thông tin

Phân loại CPU hiện nay

Có rất nhiều cách để thực hiện phân loại CPU. Dưới đây là một số phương pháp phân loại phổ biến nhất:

  • Phân loại theo hãng sản xuất: Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều hãng sản xuất CPU tuy nhiên Intel và AMD chính là 2 nhà cung cấp CPU tốt hàng đầu trên thế giới.
Intel và AMD - 2 nhà cung cấp CPU số 1
Intel và AMD là 2 nhà cung cấp CPU phổ biến hàng đầu hiện nay
  • Phân loại theo socket: 775, 1156, 1155, 1150, 1151
  • Phân loại theo thế hệ: Thế hệ 1(Clarkdale), 2(Sandy Bridge), 3(Ivy Bridge), 4(Haswell), 5(Broadwell), 6(Skylake) và mới nhất hiện nay là 7(Kaby Lake)
  • Phân loại theo từng dòng thiết bị: Sản phẩm dùng cho PC, laptop, điện thoại, máy tính bảng…

Nhiệm vụ của CPU trong máy tính, điện thoại

So với bản thời đầu thì các CPU hiện nay đã được cải tiến hiện đại hơn rất nhiều nhưng vẫn luôn đảm bảo thực hiện tốt 4 nhiệm vụ như:

  • Tìm nạp

Quá trình tìm nạp CPU sẽ nhận lệnh được biểu diễn dưới dạng là 1 chuỗi các số; các chuỗi số này trước khi đến CPU sẽ được nó được truyền qua RAM truyền tải tới CPU.

Program Counter là bộ đếm chương trình là nơi giữ địa chỉ lệnh sau đó sẽ được đưa đến một thanh ghi lệnh Instruction Register 

  • Giải mã

Sau khi một lệnh được tìm nạp và được đưa vào lưu trữ trong IR thì CPU sẽ truyền tải lệnh tới 1 mạch gọi là bộ giải mã lệnh. Quá trình này sẽ giúp chuyển đổi các lệnh thành tín hiệu qua các phần khác trong CPU để làm việc.

  • Thực thi

Tại bước thực thi các lệnh sẽ được giải mã và gửi đến các nơi liên quan của CPU để thực hiện xử lý. Những kết quả này được lưu vào 1 CPU Register  

Một số lỗi thường gặp trên CPU

Khi vận hành, CPU của máy tính có thể gặp phải khá nhiều sự cố. Dưới đây là một số lỗi mà người dùng gặp phải nhiều nhất:

Khi bộ vi xử lý CPU có vấn đề

  •  Máy hay bị tắt ngang sau 1 khoảng thời gian sử dụng hoặc ngay khi khởi động – Nguyên nhân là do CPU quá nóng do không được tản nhiệt tốt 
  • CPU bị gãy hoặc trầy chân tiếp xúc làm cho máy tính không khởi động được. 
  • CPU thiếu điện do các tụ xung quanh bị phù chèn ép vào. Điều này cũng khiến máy khởi động không lên

Các sự cố do quạt CPU

Quạt của CPU có nhiệm vụ chính là tản nhiệt và làm mát cho máy. Tuy nhiên nếu quạt của CPU gặp sự cố thì cũng khiến thiết bị gặp phải các sự cố như:

  • Quạt không quay hoặc quay yếu khiến CPU nóng. Điều này sẽ khiến máy hoạt động 1 thời gian là tự tắt. 
  • Lớp keo tản nhiệt bị khô hoặc chân Fan gắn với bo mạch chính làm cho CPU nóng 

Nếu nhận thấy máy tính của mình đang gặp phải những tình trạng trên đây thì giải pháp tốt nhất là bạn nên mang máy đến những địa chỉ uy tín để được các kỹ thuật viên cho kinh nghiệm thực hiện kiểm tra và khắc phục hiệu quả nhất. 

Trên đây là những thông tin để giúp bạn có thể hiểu hơn về CPU là gì và nhiệm vụ chung của CPU. Mong rằng với những chia sẻ trên các bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết khi phải lựa chọn và sử dụng máy tính. Chúc các bạn thành công.

About Quynh Vu

Tôi là Quỳnh Vũ. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Quynh Vu →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *