Điện trở là gì? Điện trở suất là gì? Cách đọc điện trở vạch màu

Điện trở được sử dụng nhiều khi lắp đặt thiết bị điện, máy móc, motor như máy nén khí, máy rửa xe. Cùng tìm hiểu xem cụ thể điện trở là gì, có công dụng gì?, điện trở suất có phải điện trở không?. Cách đọc điện trở vạch màu để ứng dụng trong ngành công nghiệp điện, ngành điện máy,… trong bài viết sau.

Điện trở là gì? Công dụng? Cách đọc điện trở vạch màu
Điện trở là gì? Công dụng? Cách đọc điện trở vạch màu

Điện trở là gì?

Điện trở là một loại linh kiện điện tử có công dụng để giảm dòng điện chạy trong mạch (chính là hạn chế cường độ dòng điện). 

Trong tiếng Anh, điện trở là resistor 

Điện trở là linh kiện có công dụng giảm dòng điện trong mạch
Điện trở là linh kiện có công dụng giảm dòng điện trong mạch

Điện trở dẫn điện càng tốt thì giá trị của nó sẽ càng nhỏ và ngược lại. Khả năng giảm/cản trở dòng điện của điện trở được gọi là điện trở suất và đơn vị của điện trở suất là ohms (Ω.m) (đơn vị điện trở). 

Xem thêm >>> Phản xạ là gì? Tìm hiểu phản xạ có điều kiện và không điều kiện

Điện trở suất là gì?

Như đã đề cập, điện trở suất là đại lượng đặc trưng cho khả năng giảm dòng điện của điện trở.

Bản chất của điện trở suất là phản ánh khả năng cản trở sự dịch chuyển theo hướng của các hạt mang điện của các chất. 

Những chất có điện trở suất cao được sử dụng làm các loại vật liệu cách điện, còn chất có điện trở suất thấp được ứng dụng làm vật dẫn điện (tiêu biểu như nhôm và đồng được dùng làm lõi của các loại dây dẫn điện). 

Ý nghĩa của điện trở suất

Trong thực tiễn, ý nghĩa của điện trở suất là vô cùng quan trọng bởi chúng cho người dùng biết được nên sử dụng loại vật liệu nào cho mỗi hạng mục điện và điện tử nào để phù hợp nhất. 

Ví dụ như ứng dụng làm dây dẫn điện thông thường, một dây dẫn điện tốt phải có điện trở suất thấp thì hiệu quả dẫn điện mới cao. Chúng ta không thể lựa chọn những vật liệu với khả năng dẫn điện kém để làm dây dẫn được. Đồng sẽ là một chất liệu lý tưởng khi chúng có điện trở suất thấp mà giá thành lại rẻ. Điện trở suất của đồng chỉ khoảng 1.72×10-8 Ωm. Điều này khiến cho chúng trở nên vô cùng lý tưởng để sử dụng làm dây điện. Bạc, vàng là những kim loại có điện trở suất thấp hơn nhiều mà giá thành của chúng lại quá cao khiến cho chúng không thể sử dụng làm dây dẫn điện được.

Bên cạnh đó, điện trở suất còn là yếu tố then chốt của các linh kiện điện tử. Đối với các mạch điện tích hợp, điện trở suất của các vật liệu trong chip là rất quan trọng. Một số khu vực yêu cầu điện trở rất thấp và có thể kết nối với các vị trí khác nhau của vi mạch bên trong. Trong khi các vật liệu khác phải được cách ly các khu vực khác nhau. Lúc này điện trở suất chính là điều kiện cần để thực hiện nhiệm vụ này.

Định luật Ohm

  • Dòng điện I của ampe kế (A) bằng điện áp V của điện trở tính bằng vôn (V) chia cho điện trở R tính bằng đơn vị ohms (Ω):
  • Công suất tiêu thụ của điện trở P bằng đơn vị watt (W) bằng với I của điện trở trong ampe (A) nhân với điện áp V của điện trở tính bằng vôn (V):

P = I × V

  • Công suất tiêu thụ của điện trở P tính bằng đơn vị watt (W) bằng với bình phương giá trị của dòng điện I của điện trở trong ampe (A) nhân với điện trở R của điện trở trong (Ω):

P = l2 × R

  • Công suất tiêu thụ của điện trở P tính bằng đơn vị watt (W) bằng với bình phương giá trị của điện áp V của điện trở tính bằng vôn (V) chia cho điện trở R của điện trở trong (Ω):

P = V2/R

Điện trở có công dụng gì?

Điện trở (Resistor) là một linh kiện điện tử thụ động với 2 đầu tiếp điểm kết nối, có tác dụng dùng để điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chạy trong mạch, dùng để chia điện áp và kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor hay tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và sử dụng trong rất nhiều ứng dụng khác.

Điện trở giúp tiêu tán một lượng lớn điện năng chuyển sang dạng nhiệt năng trong các hệ thống phân phối điện, các bộ điều khiển động cơ. Các điện trở thường có trở kháng cố định, rất ít bị thay đổi bởi nhiệt độ và điện áp hoạt động.

Điện trở tương đương là gì?

Điện trở tương đương là điện trở xuất hiện trong đoạn mạch được biến đổi từ phức tạp về đơn giản sao cho  dòng điện, điện áp tại các bộ phận không bị biến đổi vẫn giữ nguyên

  • Với hệ nối tiếp

Giả thiết các tổng trở R1, R2, …, Rn mắc nối tiếp được biến đổi để thành điện trở tương đương Rtđ. Điện trở tương đương trong sơ đồ mạch điện mắc điện trở nối tiếp được tính bằng tổng các điện trở thành phần, theo công thức sau:

Điện trở nối tiếp
Điện trở nối tiếp

Kết luận: Tổng trở tương đương của các điện trở mắc nối tiếp bằng tổng tổng trở của các phần tử.

  • Với hệ song song

Giả thiết có n tổng điện trở mắc song song được biến đổi thành mạch điện trở tương đương. Điện trở tương đương trong sơ đồ mạch điện mắc điện trở song song được tính theo công thức sau:

Điện trở song song
Điện trở song song

Kết luận: Tổng điện trở tương đương của các nhánh song song bằng tổng các tổng trở các phần tử.

Cách đọc điện trở vạch màu

Trong thực tế, để đọc được các giá trị của 1 điện trở thì ngoài việc nhà sản xuất in trị số của nó lên linh kiện thì chúng ta còn sử dụng 1 quy ước chung để đọc trị số điện trở và những tham số cần thiết khác. Giá trị được tính bằng đơn vị Ohm.

Quy ước cách đọc điện trở vạch màu
Quy ước cách đọc điện trở vạch màu

Trên sơ đồ nguyên lý, điện trở được biểu diễn bằng một hình chữ nhật dài. Trên thân của nó có các vạch màu để phân biệt công suất của điện trở.

Cách đọc điện trở theo quy ước sau:

  • Hai vạch chéo (//) = 0.125w
  • Một vạch chéo (/) = 0.25w
  • Một vạch ngang (-) = 0.5w
  • Một vạch đứng (|)= 1.0w
  • Hai vạch đứng (||) = 2.0w
  • Hai vạch đan chéo vào nhau (\/)= 5.0w
  • Còn (X) = 10.0w

Bên cạnh việc ghi trị số điện trở. Nhiều khi không ghi đơn vị, ta sẽ có cách đọc theo quy ước sau:

  • Từ 1Ω – 999Ω có cách ghi là 1K tới 999K
  • Từ 1MΩ trở lên có cách ghi là 1,0; 2,0; 3,0,… 10,0…20,0…

Điện trở thường được quy ước ký hiệu bằng 4 vạch màu, điện trở chính xác ký hiệu bằng 5 vạch màu.

Cách đọc trị số điện trở 4 vạch màu

Có 4 vạch lần lượt theo thứ tự là 1, 2, 3, và 4. Trong đó thì vạch số 1 là hàng chục, vạch số 2 là hàng đơn vị, vạch số 3 là bội số của cơ số 10.

Trị số = (vạch 1) (vạch 2) x 10 (mũ vạch 3)

vạch số 4 là vạch ở cuối luôn luôn có màu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vạch chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vạch này. Nếu có màu nhũ thì chỉ có ở vạch sai số hoặc vạch số 3, nếu vạch số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số 10 là số âm.

Cách đọc trị số điện trở 5 vạch màu

Điện trở có 5 vạch màu lần lượt theo thứ tự là 1, 2, 3, 4, và 5. Trong đó, vạch số 1 là hàng trăm, vạch số 2 là hàng chục, vạch số 3 là hàng đơn vị, vạch số 4 là bội số của cơ số 10, vạch số 5 là vạch cuối cùng là vạch ghi sai số, trở 5 vạch màu thì màu sai số có nhiều màu. Do đó, gây khó khăn cho ta khi xác định đâu là vạch cuối cùng, nhưng vạch cuối cùng luôn có khoảng cách xa hơn 1 chút

Tương tự cách đọc trị số của điện trở 4 vạch màu nhưng ở đây vạch số 4 là bội số cơ số 10, vạch số 1, vạch số 2, số 3 lần lượt sẽ là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.

Trị số = (vạch 1) (vạch 2) (vạch 3) x 10 (mũ vạch 4)

Có thể tính vạch số 4 là số con số “0” thêm vào.

Hiểu được điện trở là gì, ý nghĩa của điện trở suất trong các lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật cũng như cách đọc chính xác các điện trở vạch màu sẽ giúp bạn lựa chọn vật liệu cũng như lắp đặt các hệ thống mạch điện được chính xác hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, các bạn hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi ở phần comment phía dưới nhé, chúng tôi sẽ sớm có câu trả lời cho bạn.

About Nguyễn Minh

Tôi là Nguyễn Minh. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Nguyễn Minh →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *