Founder là gì? Phân biệt giữa Founder và CO Founder

Trong lĩnh vực khởi nghiệp, kinh doanh hoặc các ngành thương mại nói chung, không khó để bắt gặp thuật ngữ Founder. Vậy Founder là gì, Founder có điểm gì khác biệt so với các CO Founder. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Founder là gì?

Thuật ngữ Founder có nghĩa là gì?

founder là gì
Founder được hiểu như thế nào?

Founder được hiểu là người sáng lập, tìm ra các ý tưởng, giải pháp để xây dựng và phát triển một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Founder của một đơn vị, một tổ chức đảm nhận vai trò là người đưa tổ chức, đơn vị đó vào sự tồn tại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Thuật ngữ Founder còn được hiểu là nhà sáng lập đơn lẻ, sản xuất kinh doanh theo các hình thức truyền thống, ví dụ như: chủ doanh nghiệp hoặc chủ công ty tư nhân… Họ thành lập công ty, họ chấp nhận rủi ro có thể xảy đến và không ngừng tìm tòi, phát triển những điều mà họ theo đuổi. 

Dẫn chứng tiêu biểu đó là về nhân vật Michael Dell, ông là một trong những Founder nổi tiếng nhất trên thế giới. Ông là người sáng lập ra công ty Dell Computer. Vào đầu những năm 1980, khi ngành công nghiệp máy tính cá nhân vẫn còn manh nha, Michael Dell đã bỏ học để tập trung vào việc kinh doanh. Năm đầu tiên, Michael Dell bán được 6 triệu đô la. Đến năm 1992, ông được bầu làm CEO Founder trẻ nhất trong danh sách 500 công ty thuộc Top Fortune. Thời điểm hiện tại, thương hiệu Dell Computer trở thành một trong những thương hiệu máy tính uy tín, có số lượng bán ra lớn nhất trên thế giới.

Làm thế nào để trở thành Founder dễ dàng hơn?

Để trở thành Founder của một doanh nghiệp, bạn cần có những tố chất và sự rèn luyện đầy đủ. Một số điều mà bạn cần làm để tạo bước đệm đến với vị trí Founder nhanh chóng hơn đó là:

  • Thực tập, làm việc tại công ty start-up
Tham gia các khóa đào tạo, thực tập tại công ty khởi nghiệp

So với các công ty lớn, ra đời và hoạt động nhiều năm thì các công ty startup, công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu sẽ có cách thức hoạt động rất khác. Việc bạn tham gia, học hỏi cách xử lý những thăng trầm của giai đoạn này là điều rất quý giá. Không những được trải nghiệm khó khăn, tiếp xúc với công việc của một Founder mà bạn còn có cơ hội để đảm nhận những vai trò nhất định trong công ty.

  • Tham dự các sự kiện khởi nghiệp

Đây là cách tuyệt vời giúp những người mới bắt đầu tiếp xúc và mở rộng quan hệ với những người có cùng chí hướng. Và để nắm một cách trọn vẹn các thông tin, kiến thức cho nghề nghiệp sau này, khi đến các sự kiện, bạn hãy cố gắng tập trung vào các cuộc trò chuyện, chia sẻ của những người trong ngành, chuyên gia, người có nhiều kinh nghiệm..

  • Theo dõi tin tức thường xuyên

Việc theo dõi, nắm bắt tin tức có vai trò quan trọng đối với tất cả các ngành nghề nói chung và Founder nói riêng. Điều này sẽ giúp bạn bắt kịp được các xu hướng của xã hội, của thế giới để có được cái nhìn mới mẻ, áp dụng vào công việc bạn đang làm. 

Ngoài ra, nguồn tin tức đó cũng được xem như một cơ hội giúp bạn học hỏi, trau dồi, hỗ trợ phát triển sự nghiệp sau này.

CO Founder là gì?

Thuật ngữ Co-founder là gì?

co founder là gì
Co founder là gì?

Co-founder là thuật ngữ chỉ sự hợp tác/người đã cùng sáng lập giữa hai hay phần đông người để tạo nên một doanh nghiệp hay một đơn vị nào đó. Hiểu một cách đơn giản, 2 hay nhiều người làm chủ của một công ty, doanh nghiệp thì những người đó được gọi là Co Founder của doanh nghiệp, công ty.

Những tiêu chí khi tìm kiếm một Co-founder để khởi nghiệp

  • Có các kỹ năng bổ trợ cho Founder

Nhiều người trẻ khi mới khởi nghiệp thường có xu hướng tìm những người giống mình, “bản sao” để cùng hợp tác và phát triển. Tuy nhiên, việc này sẽ không đem lại nhiều hiệu quả cao, mà thay vào đó, hãy tìm những người có khả năng lấp đầy những “lỗ hổng” bạn hoặc doanh nghiệp startup còn thiếu sót. 

Theo các chuyên gia nghiên cứu, Founder là duy nhất nhưng Co-founder là một team. Vì vậy, hãy tìm nhà đồng sáng lập theo nguyên tắc “one build, one sells”. Founder sẽ chịu trách nhiệm trong việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và sản xuất sản phẩm còn hoạt động quảng bá cũng như phân phối là nhiệm vụ của Co-founder.

Ví dụ như: Bạn là người hướng nội, hãy tìm một người hướng ngoại. Bạn trầm tính, hãy chọn Co-founder là người năng động để có khả năng cuốn hút và tạo được sự chú ý đối với mọi người. Còn nếu bạn là một lập trình viên, sự lựa chọn mà bạn cần ở vị trí người đồng hành đó có thể là một chuyên gia hoặc người thành thục về marketing. Có như vậy, sự sáng tạo của bạn mới thực sự nở rộ và đáp ứng chính xác được nhu cầu của khách hàng.

  • Cùng tầm nhìn và mục tiêu phát triển

Mặc dù là sự bù trừ, cộng hưởng như trên nhưng Founder và Co-founder phải cùng tầm nhìn và mục tiêu để hợp tác và phát triển doanh nghiệp. Hãy cân nhắc, lựa chọn Co-founder có khả năng truyền cho bạn những bài học, có sự hiểu biết hay còn gọi là “thần giao cách cảm” với bạn trong mọi bước đi.

  • Chỉ số EI cao

EI là viết tắt của Emotional Intelligence, là chỉ số để thể hiện khả năng nhận dạng, kiểm soát cảm xúc bản thân mỗi con người. Trong môi trường nhiều áp lực, áp lực cao, hãy lựa chọn những người có chỉ số EI cao để có khả năng “cân” được mọi hoàn cảnh, từ đó phối hợp điều hành để trở thành nhà quản lý xuất sắc. 

Ngoài  ý chí, khả năng kiểm soát cảm xúc còn là năng lượng chiến đấu mãnh liệt, giúp vượt qua mọi thách thức, mọi khó khăn.

  • Tuyệt đối trung thành

Đây được xem là yếu tố khó khăn đối với những Founder khi tìm người cộng sự. Họ cần cân nhắc tổng hòa tất cả các điều kiện và yếu tố của người “cùng hội cùng thuyền” trong tương lai đó, bởi chỉ cần sơ hở một chút cũng sẽ dẫn đến việc bị lộ bí mật kinh doanh, phá sản.

Sự khác nhau giữa Founder và CO Founder

Điểm khác biệt giữa Founder và Co Founder
Điểm khác biệt giữa Founder và Co Founder

Từ việc hiểu được Founder và Co-founder nghĩa là gì thì không quá khó để tìm thấy được sự khác nhau giữa chúng.

  • Founder là người sáng lập ra doanh nghiệp, công ty hoặc là người tìm ra, đề xuất các ý tưởng khởi nghiệp. Trách nhiệm của Founder đó là đưa ra các ý tưởng kinh doanh mang tính khả thi, phù hợp để triển khai và thu lại nguồn lợi nhuận cao cho đơn vị. Họ chính là những người phải cân đo, tính toán kỹ trong việc lựa chọn mặt hàng, sản phẩm hay dịch vụ công ty sẽ cung cấp ra thị trường. Đồng thời, phối hợp với những người liên quan để xây dựng mô hình kinh doanh và tìm kiếm nguồn tài nguyên phù hợp.
  • CO founder là người đồng hành, đồng sáng lập. Vai trò của họ đó là giúp Founder triển khai thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp hoặc. Hỗ trợ đóng góp tài nguyên, chất xám để giúp hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả hơn.

Như vậy bạn đã hiểu được Founder, CO Founder là gì hay sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này là gì chưa. Tuy có sự khác nhau về trách nhiệm, vai trò và vị trí trong một đơn vị, doanh nghiệp nhưng cả Founder và Co-founder để là những người cốt cán, chung lý tưởng để cùng hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, nhất là ở giai đoạn khởi nghiệp.

About Quynh Vu

Tôi là Quỳnh Vũ. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Quynh Vu →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *