Mâm cúng ngày Tết mùng 1,2,3 đúng chẩn nhất 2023

Mâm cúng ngày Tết luôn được người Việt coi trọng, dành thời gian chuẩn bị thật tươm tất để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Cách bày mâm cúng ngày Tết tại mỗi vùng miền lại có những điểm khác biệt. Tuy nhiên, vẫn có những món cơ bản không thể thiếu. Cùng khám phá mâm cúng ngày Tết của các vùng miền với chúng tôi nhé!

Mâm cúng 3 ngày Tết 

Tìm hiểu mâm cúng 3 ngày Tết tại các vùng miền
Tìm hiểu mâm cúng 3 ngày Tết tại các vùng miền

Mâm cúng mùng 1 (Cúng Tết Nguyên Đán, Cúng Ông Bà Tổ Tiên)

Vào 30 Tết, các gia đình làm mâm cúng mời Ông Bà, Thần Linh về nhà cùng ăn Tết với con cháu, gia chủ. Vào sáng mùng 1, buổi sáng bắt đầu một năm mới, người ta làm một mâm cỗ cúng kiếng, mời bề trên dùng cơm đầu năm để tỏ lòng thành kính. 

Vật phẩm cúng mùng 1 Tết gồm: mâm ngũ quả,giấy tiền vàng mã,  hương hoa,  đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh Tết). Có thể làm cỗ mặn hoặc chay nhưng món ăn phải được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm. Tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc, mâm cỗ truyền thống sẽ có “bốn bát sáu đĩa”, với nhà khá giả thì nhiều hơn (tám bát tám đĩa).

Xem thêm >>> Tổng hợp các bài văn khấn trong dịp tết chuẩn nhất 2023

Các bát trên mâm cỗ mùng 1 gồm:

  • 1 bát bóng thả và nước luộc gà hoặc canh rau củ thái hình hoa.
  • 1 bát miến nấu lòng gà.
  • 1 bát canh măng khô ninh thịt lợn.

Các đĩa gồm có:

  • Đĩa gà luộc (thường là gà trống thiến nhưng được chuẩn bị từ chiều 30 Tết vì đầu năm kiêng sát sinh).
  • Đĩa nem
  • Đĩa giò xào, giò lụa
  • Đĩa xôi gấc
  • Đĩa nộm
  • Bánh chưng, mứt Tết

Xem thêm >>> Cách nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện đơn giản mà không bị nát

Đĩa gà luộc không thể thiếu trong mâm cúng mùng 1 Tết 
Đĩa gà luộc không thể thiếu trong mâm cúng mùng 1 Tết

Ở miền Trung và miền Nam, mâm cúng mùng 1 có một số thay đổi trong món ăn. Ví dụ như mâm cỗ miền Nam thường có: bánh Tết, dưa góp, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, tép rang… Còn mâm cỗ miền Trung có: bánh chưng hoặc bánh Tết, dưa cải chua, giò thủ, bò rim, bánh tổ…Tùy từng vùng miền mà mâm cỗ có sự linh hoạt thay đổi. Tuy nhiên, đây đều là những món ăn truyền thống được chế biến kỳ công.

Xem thêm >>> Hướng dẫn cách nấu thịt đông ngon nhất chuẩn vị miền Bắc

Mâm cúng mùng 2 (Cúng Thần Linh, Gia Tiên)

Sau khi rước Ông Bà về ăn Tết cùng con cháu, cúng mùng 1 sẽ mùng 2 cũng tương tự như vậy. Cúng mùng 2 cũng mang ý nghĩa mời Thần Linh, Gia Tiên dùng bữa và phù hộ cho con cháu.

Về cơ bản, mâm cúng mùng 2 cũng tương tự như mùng 1 nhưng có thể thêm thắt một chút cho mới lạ và bắt mắt hơn. 

Các tỉnh miền Bắc thường rất xem trọng việc cúng lễ vào 3 ngày đầu năm nên mâm cỗ có phần thịnh soạn hơn, gồm có:

  • 1 con gà luộc
  • Bánh chưng
  • Dưa món
  • 1 đĩa đồ xào hoặc nộm
  • 1 bát canh rau củ
  • Nem rán, chả lụa hoặc giò thủ
Mâm cúng mùng 2 Tết
Mâm cúng mùng 2 Tết

Mâm cúng Tết của miền Trung và miền Nam có vẻ linh động hơn tùy theo vùng miền. Thông thường, người ta dâng những món ăn Tết truyền thống như thịt kho tàu, canh khổ qua nhồi thịt, bò rim, gỏi – nộm, giò, dưa hấu đỏ,…Có nhà bày mâm cỗ mùng 2 giống như mâm cơm gia đình thịnh soạn. Ngoài ra, người ta còn cúng thêm trà rượu và 1 lọ hoa tươi.

Mâm cúng mùng 3 (Cúng tiễn chân gia tiên, cúng hóa vàng)

Cúng mùng 3 còn được gọi là cúng hóa vàng hay cúng tiễn chân gia tiên sau 3 ngày Tết quây quần bên con cháu. Có rất nhiều gia đình xem trọng tục cúng mùng 3 này bởi đó chính là sự khởi đầu của những ngày suôn sẻ, hanh thông. 

Tùy theo điều kiện của từng gia đình mà cúng lễ hóa vàng có thể khác nhau. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian thường những món lễ vật sau đây:

  • 1 mâm cỗ mặn có bánh chưng, gà luộc, nem rán, giò chả, canh,thịt luộc, thịt kho, rượu,…
  • Tiền vàng mã mỗi loại một ít
  • Mâm ngũ quả
  • Hoa tươi
  • Hương
  • Bánh kẹo, mứt
  • Trầu cau, thuốc lá
  • 2 cây mía (Theo dân gian, cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc dùng  để gánh các đồ cúng về trời).

Mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết diệt sâu bọ, diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Người Việt xưa tin rằng đây là ngày để loại bỏ sâu bọ trong cơ thể. Do đó, những loại quả có vị chua, chát như vải, mận thường được dùng để cúng Tết Đoan Ngọ.

Thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn là từ 11 giờ – 13 giờ trưa.

Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ 

Theo truyền thống, mâm cúng Tết Đoan Ngọ cơ bản gồm:

– Hương, hoa, vàng mã

– Rượu nếp

– Các loại trái cây (mận, vải…)

– Cơm rượu nếp, bánh tro, bánh ú

– Xôi, chè

Vải hay mận là loại quả gần như bắt buộc phải có trong mâm cúng Tết Đoan ngọ.

Ngoài ra, tùy vào văn hóa, phong tục của từng miền, mâm cúng Tết Đoan ngọ sẽ có những điểm khác biệt.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc

Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Bắc. Người xưa tin rằng, rượu nếp có khả năng tiêu diệt sâu bọ trong cơ thể, khiến chúng không thể gây hại cho cơ thể con người nữa.

Đặc biệt tại miền Bắc, món cơm rượu nếp cái hoa vàng được ưa chuộng bởi không phải nơi đâu cũng có và ngon như ở miền Bắc. Ngoài ra, ở một số nơi còn có thêm món cơm rượu nếp cẩm.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc

Bánh tro cũng là món ăn quan trong trong dịp Tết này. Loại bánh này làm từ gạo nếp đã được ngâm trong nước tro, gói trong lá chuối. Bánh dễ ăn, mùi vị rất ngon khi chấm với đường hoặc mật. Theo cha ông ta, gạo nếp khi luộc trong lá sẽ hấp thu chất dinh dưỡng từ cây, tác dụng giải nhiệt, tiêu bệnh trong cơ thể.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung

Ngoài những loại đồ cúng cơ bản phải có, trong mâm cúng miền Trung có thêm một số món khác như:

Cơm rượu

Cơm rượu nếp miền Trung được lên men bằng cách cổ truyền, có hình miếng nhỏ vuông vức, chín mềm.

Thịt vịt

Sở dĩ miền Trung chuộng thịt vịt hơn bởi họ tin rằng thịt vịt có công dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể, bổ máu và giúp tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm thịt vịt ngon và béo nhất.

Xem thêm >>> Vịt om sấu cần những gì? Cách làm vịt om sấu chuẩn ngon nhất

Chè kê

Tuy không phải món ăn phổ biến với tất cả tỉnh miền Trung nhưng chè kê lại rất được ưa chuộng. Món ăn này thường xuất hiện trong mâm cúng Tết Đoan ngọ của Quảng Nam. Chè kê được nấu bằng hạt kê, đến khi mềm, khi ăn rất ngọt và dẻo thơm.

Chè kê thường có trong mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Trung
Chè kê thường có trong mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Trung

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam

Mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Nam ngoài những loại thực phẩm quen thuộc còn có thêm  nhiều món khác như:

Cơm rượu

Cơm rượu ở miền Nam được vo thành viên tròn và thêm nước đường vào, ăn giống như xôi chè ngoài Bắc.

Bánh ú Bá Trạng

Bánh ú Bá Trạng không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Nam
Bánh ú Bá Trạng không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Nam

Món này tương tự bánh tro nhưng to hơn chút, được làm từ gạo nếp nhồi thêm nhân, có thể luộc hoặc hấp. Bánh ú Bá Trạng gói bằng lá sen hoặc lá chuối,…và mỗi loại lá sẽ cho bánh một hương vị khác nhau.

Chè trôi nước

Chè trôi nước ở miền Nam là những viên to tròn được làm từ bột nếp trắng với nhân đậu xanh. Trong miền Nam, người ta tin rằng loại chè này được ăn cùng nước đường và nước cốt dừa sẽ có khả năng diệt sâu bọ tốt.

Ở miền Nam, các gia đình thường chọn mua vải thiều quả to đẹp, nhiều lá để trưng trên mâm cúng.

Theo thời gian, mâm cỗ ngày Tết đã có phần thay đổi và biến tấu hơn để phù hợp với điều kiện từng gia đình nhưng chung quy cần phải trang trọng và thể hiện được lòng thành tâm. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Chúc bạn và gia đình có một mùa Tết an nhiên và nhiều may mắn nhé! 

About Nguyễn Minh

Tôi là Nguyễn Minh. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Nguyễn Minh →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *