Hiện nay, có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng công nghệ máy ảo để thử nghiệm các hệ điều khác nhau trên cùng hệ thống. Không chỉ vậy, máy ảo còn mang đến vô vàn các tiện ích khác trong công việc nên được ưa chuộng sử dụng. Vậy máy ảo là gì, cách hoạt động ra sao, đem lại những lợi ích như thế nào. Hãy cùng về máy ảo qua bài viết sau đây.

Máy ảo là gì?
Máy ảo là chương trình hoạt động giống như một máy tính giả lập. Nó chạy trên hệ điều hành chủ và cung cấp phần cứng ảo cho các hệ điều hành khách. Hệ điều hành khách sẽ chạy trong một cửa sổ trên hệ điều hành chủ, cũng giống như bất kỳ chương trình phần mềm khác trong máy tính của bạn.
Máy ảo hoạt động như thế nào?
Công nghệ máy ảo cho phép bạn chia sẻ một hệ thống với nhiều môi trường ảo khác. Hypervisor (phần mềm giám sát máy ảo) sẽ quản lý phần cứng và tách các tài nguyên vật lý khỏi môi trường ảo. Những tài nguyên này được phân vùng từ môi trường vật lý đến các máy ảo.
Khi máy ảo đang chạy và người dùng hoặc chương trình yêu cầu tài nguyên bổ sung từ môi trường vật lý, hypervisor sẽ gửi yêu cầu tới tài nguyên của hệ thống vật lý để hệ điều hành và ứng dụng của máy ảo có quyền truy cập nhóm tài nguyên vật lý được chia sẻ.
Ưu điểm của máy ảo
Người dùng có thể chạy nhiều phiên bản hệ điều hành trên 1 phần cứng duy nhất, do phần mềm tách biệt với máy chủ vật lý. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý và không gian của công ty.
Máy ảo có thể hỗ trợ các ứng dụng cũ, giúp bớt chi phí để di chuyển một ứng dụng cũ sang hệ điều hành đã được cập nhật hoặc hệ điều hành khác.
Sử dụng máy ảo để kiểm tra các ứng dụng trong môi trường an toàn, cô lập (sandboxed). Giúp tách biệt các phần mềm độc hại có thể lây nhiễm một phiên bản VM nhất định. Vì phần mềm bên trong máy ảo là không thể giả mạo máy chủ nên phần mềm độc hại sẽ không thể lan rộng.
Nhược điểm của máy ảo
Việc chạy nhiều máy ảo trên cùng 1 máy chủ vật lý có thể dẫn đến hiệu suất không ổn định, giật, lag. Đòi hỏi yêu cầu cao về cơ sở hạ tầng.
Lợi ích của máy ảo
Công nghệ máy ảo hiện được ứng dụng rộng rãi bởi nó mang lại những lợi ích thiết thực như sau:
- Thử nghiệm các phiên bản hệ điều hành mới: có thể dùng thử Windows 10 trên máy tính Windows 7
- Thử nghiệm với các hệ điều khác: cài đặt các phiên bản Linux khác nhau trên cùng 1 máy ảo cho phép bạn thử nghiệm và tìm hiểu cách thức chúng hoạt động.
- Sử dụng phần mềm có hệ điều hành cũ: nếu bạn có 1 ứng dụng quan trọng mà chỉ có thể chạy trên Windows XP cũ, bạn có thể cài đặt máy ảo với hệ điều hành XP và chạy thử ứng dụng trong đó.

- Chạy phần mềm thiết kế riêng cho hệ điều hành khác: Người dùng Mac và Linux có thể chạy máy ảo Windows để sử dụng những chương trình dành riêng cho hệ điều hành này.
- Kiểm tra phần mềm trên nhiều nền tảng.
- Hợp nhất máy chủ: Đối với các doanh nghiệp đang chạy nhiều máy chủ, họ có thể đặt một vài máy chủ ảo và chạy chúng trên cùng một thiết bị. Mỗi máy ảo sẽ là một kho chứa độc lập nên không ảnh hưởng đến các vấn đề bảo mật khi chạy nhiều máy chủ trên cùng một hệ thống.
Xem thêm >>> Lọc ảo là gì? Phần mềm lọc ảo có ảnh hưởng gì đến thí sinh?
Các phần mềm máy ảo tốt nhất
VirtualBox
VirtualBox là ứng dụng mã nguồn mở có phiên bản hỗ trợ cho cả 3 nền tảng Windows, macOS và Linux. Một trong những điều thú vị là bạn có thể sử dụng toàn bộ tính năng của VirtualBox hoàn toàn miễn phí, bao gồm cả những tính năng nâng cao như Snapshot – cho phép lưu lại trạng thái của máy ảo và khởi động lại ở điểm đó trong lần sử dụng tiếp theo.
VMware Player

VMware Player là một chương trình máy ảo nổi tiếng cho Windows và Linux. Phần mềm này là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, VMware Player là phiên bản miễn phí của VMware Workstation – một phiên bản trả phí. Vì vậy, bạn sẽ không thể sử dụng được đầy đủ tính năng nâng cao của phần mềm này như đối với VirtualBox.
Cách cài đặt máy ảo
Về cơ bản, cách cài đặt máy ảo trên các ứng dụng đều có sự tương đồng. Lấy ví dụ về cách cài đặt máy ảo VirtualBox như sau:
Bước 1: Mở ứng dụng VM để tạo máy ảo
Lựa chọn và nhập tên hệ điều hành mà bạn muốn cài đặt vào mục “Name” sau đó chọn “Next”.
Tùy chọn thay đổi các cài đặt mặc định của hệ điều hành, như điều chỉnh số lượng bộ nhớ sử dụng cho VM. Sau đó nhấn chọn “Next”.
Tệp của VM sẽ tự động tạo trên ổ cứng ảo, bạn có thể thay đổi bằng việc tạo tệp mới.
Bước 2: Tạo tệp mới
Hệ thống đưa ra 2 lựa chọn:
- Tạo đĩa được phân bổ rộng: cho phép cài đặt kích thước về mức tối đa và tệp chỉ đạt kích thước lớn nhất khi cần.
- Tạo đĩa kích thước cố định: hoạt động theo mức mà bạn đã cài đặt trước đó. Đây là lựa chọn khả thi hơn vì hiệu suất hoạt động tốt và nhanh nhạy hơn.
Bước 3: Cài đặt kích thước đĩa ảo theo nhu cầu sử dụng. Sau đó nhấn chọn “Create”.
Hệ thống máy tính sẽ trở lại giao diện chính của VM, hãy chạy VM mới bằng cách nhận chọn “ Start”
Trên đây là những thông tin cơ bản về máy ảo, những ưu, nhược điểm của công nghệ máy ảo và hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng máy ảo đơn giản. Hy vọng qua đây bạn đã có thêm những kiến thức về cách sử dụng máy ảo cho máy tính của mình. Hãy thử cài đặt và sử dụng để trải nghiệm tính năng của công nghệ hiện đại này nhé!