Năng lượng là gì – Có những loại năng lượng nào?

Năng lượng là gì? Vai trò của nó ra sao và trên thực tế có những loại năng lượng nào? Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nhé.

Năng lượng là gì?

Năng lượng là gì?
Năng lượng là gì?

Xét một cách chung nhất thì khái niệm năng lượng được hiểu theo nghĩa là khả năng để hoàn thiện một việc gì đó. Con người tiêu thụ các loại đồ ăn để tạo ra năng lượng, giúp cơ thể thực hiện tốt các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Các loại nhiên liệu được coi là nguồn sản sinh năng lượng được để cung cấp cho một số phương tiện, máy móc chuyên dụng.

Trong vật lý

Định nghĩa năng lượng là đại lượng đặc trưng, thể hiện khả năng sinh công, liên quan đến những chuyển động của vật chất. 

Năng lượng được kí hiệu là E, và có công thức xác định như sau:

E = mc2

Trong đó:

    • m là khối lượng của vật
    • c là tốc độ ánh sáng truyền đi trong môi trường chân không.

Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị của năng lượng là Jun (kí hiệu là J). Năng lượng được phân thành các loại như:

  • Theo công cơ học thì năng lượng được chia thành thế năng và động năng. Trong đó: động năng là năng lượng có được nhờ sự chuyển động của vật. Thế năng là năng lượng được tích trữ trong trường hệ nói chung.
  • Còn theo nhiệt năng thì có nội năng. Nội năng là tổng nguồn năng lượng bên trong của hệ. Nó không bao gồm năng lượng do chuyển động hoặc dự trữ tạo nên.

Vai trò của năng lượng

năng lượng mặt trời
Năng lượng được ứng dụng thiết thực vào cuộc sống

Năng lượng giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt, trong các công việc kinh doanh, sản xuất… Nó được xem như chất xúc tác giúp quá trình sản xuất được thực hiện, đồng thời diễn ra trơn tru hơn. 

Tổng số năng lượng trong tự nhiên cũng như nhân tạo là có hạn, bởi nó còn phụ thuộc vào những yếu tố đầu vào. Các dạng năng lượng thông thường sẽ tồn tại ở dạng chuyển đổi thành các chất khác hoặc thành dòng điện…

Các loại năng lượng

Hiện nay, có một số loại năng lượng được sử dụng chủ yếu như:

Năng lượng tái tạo

Đây chính là năng lượng sạch, được tạo ra từ các nguồn tự nhiên và vô hạn như: mặt trời, gió… 

  • Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời được ứng dụng trong rất nhiều hoạt động, ngành nghề khác nhau. Có thể thấy rõ nhất là ở các loại thiết bị điện, pin quang điện hay trong các loại máy sấy hạt, hoa quả…

Hai dạng phổ biến của năng lượng mặt trời là điện và nhiệt, chính vì thế nó có công dụng đa dạng như: điều chỉnh nhiệt, đun nước hoặc sấy khô các vật phẩm, nông sản cần thiết.

  • Năng lượng gió

Nếu như năng lượng mặt trời dựa trên sự tác động từ ánh sáng mặt trời thì năng lượng gió được tạo thành từ động năng của nguồn gió tự nhiên. Năng lượng vừa sạch, vừa rẻ và vừa lâu bền bởi sự vận động liên tục của gió. 

Loại năng lượng này được ứng dụng ở một số loại máy móc, thiết bị để sản xuất điện năng.

Năng lượng từ tài nguyên thiên nhiên

Đối với dạng năng lượng này, các tài nguyên thiên nhiên như: dầu mỏ, khí đốt, than đá… được dùng làm nguyên liệu chính để tạo ra năng lượng phục vụ nhu cầu sử dụng.

  • Năng lượng từ dầu mỏ, khí đốt
năng lượng dầu mỏ
Nguồn năng lượng từ dầu mỏ

Loại năng lượng này đóng vai trò quan trọng trong cả sinh hoạt của cuộc sống lẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nó được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp hóa chất, hóa dầu. Tuy nhiên, nguyên liệu dầu mỏ, than đá lại không thể dự trữ và phục hồi được, mà nó luôn có chiều hướng giảm dần. Do đó, cần đảm bảo sử dụng nguồn năng lượng này một cách phù hợp. Trong trường hợp có thể thay thế bằng các nguồn năng lượng khác thì người sản xuất cần linh hoạt để mang lại hiệu quả cao nhất.

  • Năng lượng từ than đá

Than đá là nguyên liệu đầu tiên được dùng để sản xuất ra năng lượng. Đầu thế kỷ 20 là thời kỳ hoàng kim của ngành công nghiệp luyện kim, chính vì thế mà năng lượng than đá cũng lên ngôi.

Song, đến nay, loại năng lượng này được sử dụng ít đi do chi phí cao, ảnh hưởng đến môi trường và than đá là nguồn tài nguyên khó phục hồi.

Năng lượng hạt nhân

Đây là nguồn năng lượng được ứng dụng vào những ngành công nghiệp chất lượng cao, đáp ứng cả nhu cầu về tiêu thụ điện và năng lượng lớn. 

So với những loại khác thì năng lượng hạt nhân giúp tạo nguồn điện độc lập và hiệu suất truyền tải năng lượng cao. Nó không bị phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố tự nhiên hay điều kiện vị trí địa lý. Chính vì thế, khi sử dụng loại năng lượng này cũng đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật cao, và người dùng phải chấp nhận những rủi ro như: cháy, nổ… có thể xảy đến.

Các nguồn năng lượng khác

  • Năng lượng địa nhiệt

Đây cũng được coi là nguồn năng lượng sạch, vô hạn khi lấy từ trong tâm trái đất. So với các loại năng lượng trên thì năng lượng địa nhiệt là sự kết hợp của cả hai dạng nhiệt và điện.

Ở Việt Nam, loại năng lượng này được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp, nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng hơn.

  • Năng lượng thủy điện

Năng lượng thủy điện là một trong những loại năng lượng được ưa chuộng nhất, chiếm khoảng 22% tổng số năng lượng trên toàn thế giới. Đây là năng lượng được tạo ra bởi sự chuyển động của dòng nước khi làm quay tuabin máy phát điện.

Ưu điểm của năng lượng là chi phí nhiên liệu, nhân công phù hợp, thân thiện với môi trường do đó mà nó ngày càng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Thường thấy nhất đó là ngành công nghiệp sản xuất nhôm.

Trên đây là những kiến thức chia sẻ về năng lượng là gì, các loại năng lượng được ứng dụng nhiều vào cuộc sống. Hy vọng có thể mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn về năng lượng để từ đó biết cách sử dụng và tiết kiệm những nguồn năng lượng mà mình đang dùng. 

About Quynh Vu

Tôi là Quỳnh Vũ. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Quynh Vu →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *