Những nét đặc sắc trong nền văn hóa Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước hứng chịu sự tàn phá nặng nề của thiên nhiên. Nhưng bằng ý chí, nghị lực kiên cường của con người Nhật Bản, quốc gia này đã trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Và nền văn hóa Nhật Bản chính là một trong những yếu tố then chốt tạo nên sự thành công ấy, là động lực thúc đẩy sự thay đổi của đất nước. Bạn biết gì về nền văn hóa Nhật Bản, cùng tìm hiểu về những nét đặc sắc trong nền văn hóa truyền thống Nhật Bản qua bài viết sau nhé.

Văn hóa Nhật Bản

Tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản

Đặc trưng về dân cư Nhật Bản

Nền văn hóa Nhật Bản mang đậm bản sắc văn hóa riêng biệt. 

Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về dân cư và văn hóa. Do dân số đông nên mật độ dân số của Nhật Bản lên tới 327 người/km². Tuổi thọ trung bình tại Nhật Bản luôn lọt top sống thọ của thế giới, là 81 đối với phụ nữ và 75 với nam giới. Do tuổi thọ cao trong khi mức sinh ngày càng giảm nên Nhật Bản đang phải đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Đặc trưng văn hóa Nhật Bản trong nếp sống, sinh hoạt

Người Nhật Bản khác xưa khá nhiều do việc dùng các máy móc gia dụng cùng sự phổ biến các loại thực phẩm ăn liền và đông lạnh, các loại quần áo may sẵn hay các phương tiện hàng ngày khác. Những tiện nghi này đã giải phóng người phụ nữ khỏi những ràng buộc về gia đình, cho phép họ có dư thời giờ tham gia vào các hoạt động giải trí, giáo dục và văn hóa. Người Nhật rất ưa chuộng lối sống tối giản, giảm bớt đồ đạc ra khỏi nhà tới mức tối thiểu để có một cuộc sống tốt hơn, tự do và có nhiều thời gian hơn. Các tiến bộ về công bằng xã hội cũng làm mất đi sự kỳ thị về giai cấp. Đại đa số người Nhật Bản thuộc phần tầng giai cấp trung lưu

Đặc trưng trong tính cách con người 

Trong nếp sống hiện đại, người Nhật vẫn giữ gìn những nét truyền thống. Họ rất coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc và đề cao giáo dục, đề cao truyền thống hiếu nghĩa với cha mẹ, tổ tiên; thủy chung vợ chồng, kính trọng thầy, trung thành với bạn và phục tùng lãnh đạo. Đây là đức tính quan trọng nhất của con người trong văn hóa truyền thống. Thanh niên Nhật Bản với lối sống hiện đại, thực tế, năng động, dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh, đặc biệt là họ có nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước rất cao. 

Con người Nhật Bản được đánh giá là có một ý chí, nghị lực kiên cường. Tuy không phải chịu cảnh chiến tranh nhưng người dân Nhật Bản lại phải đấu tranh với thiên nhiên và khí hậu đầy khắc nghiệt. Từ ấy, trui rèn con người Nhật Bản sự cần cù, chịu khó và bền bỉ.

Biểu tượng văn hóa Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp

Trong văn hóa giao tiếp truyền thống văn hóa Nhật Bản, có những quy tắc và lễ nghi mà mọi người buộc phải làm theo. Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi hơn sẽ là người trên, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên, khách là người trên…Đặc biệt, tất cả lời chào của người Nhật Bản bao giờ cùng đi kèm với một cái cúi chào sau cùng. Người Nhật sử dụng 3 kiểu cúi chào sau:

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp
Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp
  • Cúi chào kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và hạ rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường được sử dụng trước bàn thờ trong chùa của Phật giáo, các đền của Thần đạo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
  • Cúi chào kiểu bình thường: thân mình cúi gập 20-30 độ và giữ nguyên trong 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn cúi chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau từ 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
  • Kiểu khẽ cúi chào: thân và đầu chỉ hơi cúi khoảng 1 giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào.

Văn hóa trà đạo ở Nhật Bản

Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà không thể thiếu trong nền văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12. Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ rất đỗi bình thường nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn rộng lớn.

Văn hóa trà đạo ở Nhật Bản là đặc trưng văn hóa không thể thiếu
Văn hóa trà đạo ở Nhật Bản là đặc trưng văn hóa không thể thiếu

Người Nhật cho rằng, thông qua cách uống và thưởng thức trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của mỗi con người. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua 4 chữ hòa, kính, thanh, tịch. Hòa trong hòa bình, kính là tôn trọng, yêu thương bè bạn, con cháu, thanh là thanh tịnh, thanh khiết, còn tịch là giới hạn mỹ học bậc cao nhất của trà đạo an nhàn. Trà đạo và thiền mang đậm đặc trưng văn hóa Nhật Bản.

Kimono – Biểu tượng trang phục truyền thống Nhật Bản

Kimono có nghĩa là: “đồ để mặc”, là “y phục Nhật” là loại y phục truyền thống của Nhật Bản

Kimono – Biểu tượng văn hóa, trang phục truyền thống của người Nhật
Kimono – Biểu tượng văn hóa, trang phục truyền thống của người Nhật

Kimono có 2 loại, tay rộng và tay ngắn. Phụ nữ đã lấy chồng thường không mặc loại tay rộng, vì sẽ rất vướng víu khi làm việc. Khi mặc kimono phải mặc juban trước, đó là một áo kimono lót để bảo vệ kimono khỏi bẩn, sau đó cuốn bên phải vào trước, bên trái vào sau, và dùng thắt lưng Obi làm bằng lụa để thắt lại, rất đắt tiền. Nếu quấn bên trái trước có nghĩa là bạn sắp đi dự tang lễ. Người mặc kimono sẽ đi guốc gỗ và mang tất Tabi màu trắng.

Người Nhật Bản đã sử dụng trang phục kimono trong vài trăm năm. Ngày nay, Kimono thường chỉ được mặc vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật Bản mặc kimono nhiều hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng kimono trong các dịp lễ cưới và buổi lễ trà đạo. Kimono dành cho nam giới thường sẽ không có hoa văn và màu tối hơn.

Manga – Anime rất phổ biến

Nếu như Hollywood là vũ trụ điện ảnh của phim Marvel, Disneyland là thế giới thần tiên thu nhỏ thì tại Nhật Bản nổi tiếng với Manga và Anime. Manga là bộ truyện tranh với những khái niệm thú vị và có cốt truyện độc đáo. Trong những câu chuyện được thể hiện trong Manga, sẽ có không ít những giá trị về văn hóa và tinh thần của xứ sở Phù Tang được truyền tải.

Manga, anime - Niềm tự hào trong nền văn hóa Nhật Bản
Manga, anime – Niềm tự hào trong nền văn hóa Nhật Bản

Anime chính là một biến thể của Manga. Các nhà làm phim Nhật Bản đã chuyển thể tài liệu Manga vào phim ảnh, biến các nhân vật trở nên có hồn và sống động với những chuyển động, âm thanh khác nhau. Tuy không phải quá nổi tiếng trên thế giới, nhưng Manga và Anime lại có ảnh hưởng lớn tới xã hội Nhật Bản, mang đậm dấu ấn nền văn hóa Nhật Bản. Khi ghé thăm Nhật Bản, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy sự phổ biến của loại hình văn hóa này.

Tinh thần võ sĩ đạo – biểu tượng văn hóa Nhật Bản

Tinh thần võ sĩ đạo - biểu tượng văn hóa Nhật Bản
Tinh thần võ sĩ đạo – biểu tượng văn hóa Nhật Bản

Tinh thần võ sĩ đạo chính là lý tưởng về một lối sống đầy nghị lực, quyết tâm mà người Nhật bản luôn hướng đến. Để trở thành một võ sĩ đạo chân chính không ehef dễ dàng, bạn phải rèn luyện được các tính căn: Ngay thẳng, nhân từ, lễ phép, dũng cảm, tự kiểm soát bản thân, trung thành và danh dự. Nhờ vào các đức tính đó, mà từ một đất nước nghèo ở Đông Á, chịu nhiều tổn thất từ chiến tranh thế giới thứ 2 và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, Nhật Bản đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp có kinh tế phát triển hàng đầu thế giới.

Rượu Sake

Rượu Sake Nhật Bản
Rượu Sake Nhật Bản

Nhắc đến Nhật Bản, không thể không nói đến rượu sake – có từ ngàn xưa của xứ sở Phù Tang. Rượu sake là một loại rượu nhẹ được nấu từ gạo, trải qua nhiều công đoạn lên men truyền thống của người Nhật và đi kèm với khá nhiều quy tắc. Tùy vào những thời điểm khác nhau mà người Nhật sẽ sử dụng các loại rượu khác nhau. Trong văn hóa Nhật, người trẻ sẽ phải rót rượu cho người già nhất trước và nếu có người rót rượu sake cho bạn, bạn phải giữ chén rượu bằng 1 tay và tay kia kê phía dưới chén để thể hiện phép lịch sự.

Ẩm thực Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản
Ẩm thực Nhật Bản
  • Thưởng thức mì

Ăn mì hay thưởng thức mì không chỉ là một phong tục trong xã hội Nhật Bản, nó là một cách thể hiện rằng bạn đang thưởng thức bữa ăn của mình. Không giống như những món ăn khác, khi ăn mì tại Nhật Bản chắc chắn phải phát ra tiếng.

Cho dù bạn uống nước dùng hay ăn mì bằng đũa thì việc phát ra âm thanh, tiếng động là một điều nên có. Đây là cách để thể hiện niềm vui của người thưởng thức mì. Nó như là một lời khen, tán thưởng dành cho đầu bếp bởi hương vị tuyệt vời của món mì. Vì thế, khi có cơ hội để thưởng thức các loại mì nổi tiếng Nhật Bản như Yakisoba, Ramen,… bạn có thể thoải mái “ xì xụp” ăn bát mì của mình mà không cần lo lắng quá nhiều.

  • Sushi là món ăn rất được yêu thích

Sushi không chỉ là món ăn nổi tiếng nhất trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản mà còn được yêu thích trên toàn thế giới. 

Cách ăn Sushi truyền thống của Nhật bản là dùng ngón tay, nhưng khi ăn Sashimi bạn nên dùng đũa để thưởng thức. Ngoài ra, điều đáng chú ý là chỉ phần cá được chạm vào nước sốt khi chấm, còn phần cơm không được ngâm trong nước sốt vì như vậy sẽ khiến Sushi bị mặn. Khi ăn Sashimi, mọi người có thể trộn nước tương cùng với wasabi.

  • Bánh Mochi 

Trong các ngày  lễ và đoàn tụ của gia đình Nhật Bản, Mochi là một món ăn không thể thiếu. Vào những ngày đầu năm mới, mochi chính là món quà tinh thần trong mỗi gia đình. Món bánh này tượng trưng cho mong ước về một cuộc sống đầy may mắn và thịnh vượng. Người Nhật tin rằng ăn bánh Mochi vào những ngày đầu năm mới sẽ mang đến sức khỏe tốt và tuổi thọ cao.

Các lễ hội văn hóa Nhật Bản

Hiếm có đất nước nào lại lưu giữ nền văn hóa truyền thống lâu đời với nhiều lễ hội đặc trưng như Nhật Bản. Trong một năm, Nhật Bản có rất nhiều dịp lễ lớn và hầu hết đều kéo dài trong nhiều ngày. Dưới đây là 5 lễ hội văn hóa Nhật Bản đặc sắc nhất mà bạn không nên bỏ qua nếu được đặt chân tới xứ sở hoa anh đào này.

LỄ HỘI MỪNG NĂM MỚI OSHOUGATSU

Khác với nước láng giềng hàn Quốc và trung Quốc, người dân Nhật Bản không đón Tết âm lịch mà chọn ngày 1 tháng 1 dương lịch hằng năm để đón mừng năm mới, gọi là lễ hội Oshougatsu. Đây được xem là dịp lễ hội văn hóa Nhật Bản lớn nhất, diễn ra trong nhiều ngày với đa dạng các hình thức ăn mừng đại lễ khác nhau. Tết Oshougatsu diễn ra từ mùng 1 đến mùng 3 tháng 1 dương lịch. Người dân Nhật Bản nô nức chuẩn bị cho lễ hội từ ngày 8/12 đến 12/12. Vào những ngày này, cũng giống không khí chuẩn bị đón Tết tại Việt Nam, mọi gia đình đều dọn dẹp sạch sẽ, trang trí nhà cửa, chuẩn bị đồ dùng để đón năm mới như đặt cây thông Kadomatsu hoặc treo dây Shimekazari trước cửa nhà. Tương tự Tết cổ truyền Việt Nam, người Nhật sẽ đi chùa vào những ngày đầu năm mới để cầu bình an, ăn bữa cơm tất niên cùng những món truyền thống, lì xì đầu năm và trẻ em Nhật thì tham gia những trò chơi dân gian như cầu lông Hanetsuki và Takoage.

LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO HANAMI

Hanami trong tiếng Nhật là ngắm hoa, thưởng thức hoa. Lễ hội văn hóa Nhật bản Hanami là một trong những lễ hội hoa lớn nhất và lâu đời nhất tại Nhật Bản. Hằng năm, cứ vào dịp cuối tháng 3, đầu tháng 4, hoa anh đào – biểu tượng của Nhật Bản lại bắt đầu nở rộ. Người Nhật lại háo hức đón chờ Hanami như đón chờ món quà tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng mỗi độ xuân về. 

Lễ hội văn hóa Nhật Bản Hanami 
Lễ hội văn hóa Nhật Bản Hanami

Hanami kéo dài trong khoảng 10 ngày. Trong dịp lễ này, người Nhật sẽ ngồi dưới những tán hoa anh đào, tổ chức tiệc tùng, cùng nhau hát hò, nhảy múa và bình phẩm về vẻ đẹp của hoa. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp người Nhật mặc trang phục kimono truyền thống, cùng nhau thưởng thức những bữa cơm ấm áp với các món ăn truyền thống như cơm bento, sushi và rượu sake.

LỄ HỘI ĐÈN LỒNG OBON

Obon là lễ hội đèn lồng truyền thống văn hóa Nhật Bản lâu đời, đây cũng được xem như là Đại lễ Vu Lan báo hiếu vì đây cũng là dịp để con cái bày tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn với ông bà, cha mẹ. 

Obon thường diễn ra vào tháng 7, với cách tổ chức khác nhau tùy vùng miền. Vào những ngày đầu tiên của lễ hội, người dân thường treo đèn lồng trước cửa nhà để gia tiên có thể về viếng thăm, hay đi thăm viếng và tu sửa lăng mộ. Vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon, người ta mang lồng đèn đến thả ở các sông, hồ,bờ biển, như để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ. LỄ HỘI CÁ CHÉP KOINOBORI MATSURI

Koinobori trong tiếng Nhật Bản là cờ cá chép. Với người Nhật, cá chép tượng trưng cho lòng dũng cảm và sự gan dạ khi dám vượt vũ môn để hóa rồng và làm nên chuyện đại sự. Cũng chính là tính cách của các bé trai nên Koinobori cũng có nghĩa là Lễ hội của các bé trai. Có một sự trùng hợp là Lễ hội cá chép diễn ra vào đúng ngày 5 tháng 5 âm lịch, trùng với Tết Đoan Ngọ của Việt Nam. Tuy nhiên, trước đó 2 tháng, cờ cá chép đã được treo khắp các cung đường của Nhật Bản. Vào dịp lễ này, ngoài việc trang trí bằng những dải cờ cá chép đủ màu sắc trước cửa nhà, người ta thường hay làm món cơm Obento truyền thống và những món ăn mô phỏng hình cá chép với mong ước cầu cho con cái được khỏe mạnh và phát triển.

LỄ HỘI GION

Lễ hội Gion là một trong những lễ hội văn hóa Nhật Bản lớn nhất Nhật Bản, được tổ chức ở đền Yasaka vào tháng 7 hằng năm. Với ý nghĩa cầu mong sức khỏe và xua tan bệnh dịch. Người dân Nhật Bản đã tổ chức những buổi lễ tế để giữ cho tinh thần mạnh mẽ, vượt qua sầu muộn, sự sợ hãi và luôn thoải mái, thanh tịnh. Lễ diễu hành Yamaboko Yunko vào ngày 17/07 qua các đường phố náo nhiệt của Tokyo là một trong những hoạt động độc đáo nhất. Ngoài lễ diễu hành, Gion cũng có nhiều hoạt động vui chơi, hội họp rất phong phú như lễ dựng kiệu Hoko, Kama và nghi thức thanh tẩy Mikoshi. Lễ hội Gion kéo dài xuyên suốt hết tháng 7.

Những khác biệt trong văn hóa Nhật

Nếu tìm hiểu về nền văn hóa Nhật Bản, bạn sẽ khám phá ra những điều độc đáo, thú vị khiến không ít du khách ngạc nhiên:

  • Khi nhờ vả hay làm phiền ai đó, người Nhật sẽ phải lập tức nói cảm ơn hoặc xin lỗi
  • Khi đi vệ sinh, người Nhật phải quay vào trong
  • Không nên đưa tiền bo, tiền tip khi ở Nhật
  • Trước khi vào nhà, buộc phải cởi giày hướng mũi ra ngoài và sau khi vào nhà thì phải đi chân trần hoặc tất vào trong nhà
  • Ăn những món ăn sống như cá,…
  • Ăn mì ramen hay Soba phát ra âm thanh, húp sùm sụp mới là tôn trọng người làm ra món ăn
  • Phong tục tặng quà Tết và quà dịp Trung thu

Hy vọng bài viết về những nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản đã giúp các bạn hiểu thêm về con người xứ sở hoa anh đào. Hiểu về nền văn hóa Nhật Bản, bạn sẽ giải thích được vì sao con người Nhật Bản lại kiên cường, tài năng đến vậy. Nếu có cơ hội, hãy một lần đặt chân tới đất nước mặt trời mọc để khám phá văn hóa Nhật Bản, bạn sẽ không bao giờ thấy hối hận đâu!

Xem thêm >>> Văn hóa là gì? Khái ngiệm, định nghĩa về văn hóa

About Nguyễn Minh

Tôi là Nguyễn Minh. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Nguyễn Minh →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *