
Phản xạ là gì?
Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích từ môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương.
Xem thêm >>> Proton là gì? Proton mang điện tích gì? Proton và notron
Xem thêm >>> Axit là gì? Khái niệm, ứng dụng của các loại axit phổ biến?
Xem thêm >>> Hóa trị là gì? Khái niệm và những điều bạn có thể chưa biết
Các ví dụ về phản xạ
Ví dụ 1
Rụt tay lại khi tay vô tình chạm vào cốc nước nóng

Khi tay ta chạm vào cốc nước nóng, cơ quan thụ cảm nhiệt độ cảm nhận về độ nóng của vật vừa chạm chuyển thành xung thần kinh truyền theo đường cảm giác (nơron cảm giác) về hệ thần kinh trung ương. Ở trung ương thần kinh xử lý thông tin và đưa ra phương án trả lời truyền theo đường vận động (nơron vận động) đến cơ quan trả lời là cơ làm cơ co gây phản xạ tay rụt lại.
Ví dụ 2
Khi bàn chân chúng ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên
Ví dụ 3
Con chuột đang đi nhìn thấy con mèo liền chạy trốn

Ví dụ 4
Nhìn thấy đèn đỏ thì dừng lại
Ví dụ 5
Miệng tiết nước bọt khi nhìn thấy các đồ chua
Ví dụ 6
Khi bị virus xâm nhập thì cơ thể sẽ nóng lên gọi là sốt
Các loại phản xạ
1.Phản xạ trong vật lý
Phản xạ định hướng
Trong nhiều quá trình vật lý, sóng phẳng lan truyền theo đường thẳng hướng bất kỳ tới bề mặt phản xạ (gương) theo phương thẳng đứng tại điểm O, và bị phản xạ theo hướng ngược lại đối xứng với tia tới qua tia vuông góc với mặt phẳng gương tại O
Phản xạ khuếch tán
Phản xạ khuếch tán (tán xạ) xảy ra khi sóng đi tới bề mặt tiếp giáp giữa hai môi trường không nhẵn phẳng và sóng phản xạ đi theo nhiều phương khác nhau. Phản xạ khuếch tán thường thấy khi ta chiếu một tia sáng vào một tờ giấy trắng, trên tờ giấy xuất hiện một vệt sáng. Khi đó ánh sáng bị hắt lại theo mọi hướng bất kỳ. Phản xạ khuếch tán giúp ta nhìn thấy mọi vật chung quanh.
2.Phản xạ trong Sinh học
Bằng những công trình nghiên cứu trên hệ thần kinh trong nhiều năm, nhà hoa học Pavlov đã phân biệt 2 loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Phản xạ không điều kiện
Là loại phản xạ có cung phản xạ cố định, mang tính bản năng, tồn tại vĩnh viễn suốt đời và có khả năng di truyền sang đời sau. Khi có một kích thích nhất định tác động lên bộ phận cảm thụ nhất định sẽ gây ra một phản ứng nhất định của cơ thể, không cần thêm một điều kiện nào khác.

Phản xạ không điều kiện mang tính chất loài, trung tâm phản xạ nằm ở phần dưới của hệ thần kinh, phụ thuộc vào tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận nhận cảm
Ví dụ: Một đứa trẻ khi mới sinh dù không được ai dạy nhưng theo phản xạ bản năng tự biết bú mẹ, đây là phản xạ không điều kiện
Có thể nói rằng phản xạ không điều kiện là sợi dây liên lạc cố định, vĩnh viễn giữa cơ thể và môi trường.
Phản xạ có điều kiện
Là loại phản xạ không có cung phản xạ cố định vĩnh viễn, muốn gây được phản xạ phải có những tác nhân kích thích nhất định.
Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong cuộc sống, sau quá trình tập luyện và phải dựa trên cơ sở của phản xạ không điều kiện. Muốn tạo phản xạ có điều kiện cần phải có tác nhân kích thích không điều kiện và trình tự này được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Ví dụ: bạn hình thành thói quen huýt sáo khi cho động vật ăn, một thời gian, chúng sẽ tự hình thành phản xạ khi có tiếng huýt sáo sẽ tự động hiểu đã đến giờ ăn
So sánh cung phản xạ và vòng phản xạ
Cung phản xạ
Cung phản xạ là con đường truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm (da…) hệ trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…).

Cung phản xạ gồm các bộ phận:
+ Bộ phận tiếp nhận các kích thích: thụ quan đau ở da.
+ Đường dẫn truyền vào: các sợi cảm giác của dây thần kinh tủy.
+ Bộ phận phân tích và tổng hợp các thông tin: tủy sống.
+ Đường dẫn truyền ra: các sợi vận động của dây thần kinh tủy.
+ Bộ phận thực hiện các phản ứng: Cơ ngón tay.
Vòng phản xạ
Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích của môi trường sẽ phát ra xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ đây phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng. Kết quả của các phản ứng được thông báo ngược về trung ương thần kinh theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc đã đầy đủ thì phát đi lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với các kích thích
Giống nhau
- Đều hình thành thông qua sự lan truyền của các luồng xung thần kinh.
- Có sự tham gia bởi các tế bào thần kinh.
- Giúp cho cơ thể phản ứng kịp thời và chính xác với những kích thích của môi trường, là nền tảng cho sự thích nghi với môi trường sống của cơ thể sống.
Khác nhau
Bảng so sánh cung phản xạ và vòng phản xạ
Cung phản xạ | Vòng phản xạ |
Mang tính chất bẩm sinh, tính chất loài | Được xây dựng trong quá trình sống, mang tính cá thể, không di truyền |
Là hoạt động phần dưới của hệ thần kinh: trung tâm của phản xạ gót chân, ở tuỷ sống lưng, có những điểm đại diện trên vỏ não | Là hoạt động của vỏ bán cầu não.
Vỏ não là nơi đường liên lạc tạm thời nối các mạch truyền xung động thần kinh gây phản xạ có điều kiện. |
Tuỳ thuộc vào tính chất của tác nhân kích thích, bộ phận cảm thụ | Không phụ thuộc vào tính chất của tác nhân kích thích hay bộ phận cảm thụ mà chỉ phụ thuộc điều kiện xây dựng phản xạ |
Con đường dẫn truyền Ngắn | Con đường dẫn truyền Dài |
Số lượng nơron tham gia Ít | Số lượng nơron tham gia Nhiều |
Độ chính xác tương đối | Độ chính xác cao |
Quá trình Đơn giản | Quá trình Phức tạp |
Thời gian thực hiện Nhanh | Thời gian thực hiện Chậm |
– Chi phối một phản ứng
– Mang nhiều tính năng |
– Chi phối nhiều phản ứng
– Có thể có sự tham gia của ý thức |
Bây giờ thì hẳn các bạn đã hiểu phản xạ là gì rồi đúng không nào? Phân biệt các hiện tượng phản xạ trong tự nhiên cũng không khó như bạn nghĩ đâu, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy đặt câu hỏi cho chúng mình ở phần comment nhé!