Phanh ABS là gì? Tại sao phanh ABS ngày càng được ưa chuộng?

Phanh ABS trên xe máy, ô tô là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như công dụng của nó ra sao mà ngày càng được yêu thích và sử dụng. Bạn đang phân vân giữa việc lựa chọn một chiếc xe có lắp đặt hệ thống ABS và một chiếc xe không có. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về phanh ABS và đưa ra quyết định chính xác nhé.

Phanh ABS là gì?

phanh abs là phanh gì
Phanh abs là phanh gì?

Phanh ABS là thế nào? Trước hết, bạn đọc cần hiểu được ABS là từ viết tắt của Anti – lock Braking System hay còn được gọi là hệ thống phanh chống bó cứng. Với thiết kế đặc biệt, phanh ABS trên xe máy, ô tô có tác dụng giúp chống trơn trượt hiệu quả. Các sự cố, tai nạn cũng chính vì thế mà được khắc phục và giảm tới mức thấp nhất.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của phanh ABS

Cấu tạo

Bộ phanh ABS bao gồm rất nhiều chi tiết, bộ phận nhỏ cấu thành nên. Các bộ phận chính là: cảm biến, bộ phận trung tâm, bộ điều khiển, van thủy lực, thiết bị điều áp.

Trong đó, bộ phận trung tâm hay còn gọi là ECU, kết hợp vai trò giữa giám sát và điều khiển các chi tiết khác hoạt động một cách đồng bộ. Bộ điều khiển có tác dụng chống bó cứng phanh. Cảm biến tốc độ được lắp trên mỗi bánh xe, giúp quá trình thu nhận tín hiệu giữa các bộ phận được diễn ra liền mạch.

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động phanh abs trên xe máy là gì
Nguyên lý hoạt động của phanh ABS

Phanh loại ABS cho Airblade hay các loại xe nói chung hoạt động rất đơn giản, nó dựa trên nguyên lý chống bó cứng ở hệ thống phanh. Khi người điều khiển phanh gấp, cảm biến kết hợp với hệ thống điều khiển sẽ phát huy vai trò. Chúng giúp má phanh thực hiện quá trình kẹp, nhả liên tục, từ đó tránh được tình trạng má phanh bó cứng vào đĩa khiến bánh xe không chạy được.

Phanh ABS và phanh thường có sự khác biệt rất lớn ở đặc điểm này. Nếu như ở phanh thường thì hai bộ phận này rất dễ bám ghì thì má phanh và đĩa phanh ở ABS lại ngược lại. Nó giúp cho tốc độ điều khiển của phương tiện giao thông được giảm dần, tuy nhiên bánh xe vẫn bám đường an toàn và hiệu quả.

Các loại phanh ABS

Phanh ABS xe máy, ô tô được phân thành 2 loại chính:

ABS loại 1

Đối với phanh ABS loại 1 thì được thiết kế với 4 kênh và 4 cảm biến tốc độ. Thông qua mỗi cảm biến được lắp đặt trên từng bánh xe, sẽ giúp tùy chỉnh linh hoạt áp lực của má phanh lên đĩa phanh. Đồng thời, việc điều chỉnh này cũng có thể thực hiện một các độc lập, đơn lẻ ở van của mỗi bánh xe.

ABS loại 2

Khác với loại 1, ABS loại 2 chỉ bao gồm 3 kênh và 3 cảm biến. Chính vì thế, ABS loại 2 tập trung và phân bổ lực một cách rất tốt vào các bánh xe. Điều này giúp tránh tình trạng trơn trượt, phanh bị bó cứng khi người lái di chuyển qua những đoạn đường xấu.

Tại sao phanh ABS được ưa chuộng tại Việt Nam?

Ưu điểm của phanh loại ABS

Từ việc hiểu được khái niệm phanh ABS là phanh gì thì câu hỏi được đặt ra là: loại phanh này có tác dụng gì mà lại được ưa chuộng đến vậy tại Việt Nam. Câu trả lời đó là do thiết kế đặc biệt, ABS giúp giải quyết tốt những tình huống, sự cố khi tham gia giao thông mà các hệ thống phanh trước đó không làm được.

Phanh ABS giúp tăng tính an toàn, hạn chế tới mức thấp các tai nạn có thể xảy đến ở cả xe máy và ô tô. Nhất là trong điều kiện giao thông phức tạp như tại Việt Nam hiện nay.

Phanh loại ABS đem đến cảm giác làm chủ tay lái tốt hơn cho những người điều khiển. Bởi nó hỗ trợ việc dừng xe khẩn cấp, an toàn và chính xác. Chủ phương tiện từ đó mà sẽ có tâm lý bình tĩnh hơn để xử lý các trường hợp xe gặp sự cố.

Phanh ABS và CBS có gì khác biệt?

phanh abs và cbs
Khác biệt giữa phanh ABS và CBS

Hiện nay, hai loại phanh được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất đó là phanh ABS và phanh CBS. Như khái niệm tìm hiểu trên thì cả phanh CBS và ABS đều là hệ thống phanh chống bó cứng. Tuy nhiên phanh CBS lại được hoạt động trên nguyên lý tác động đồng thời lực phanh lên cả 2 bánh xe. 

ABS phân bổ lực đều vào các bánh xe sau đó chia ra tay phanh tác dụng lực riêng. Ngoài ra thì ABS còn giúp má phanh hoạt động liên tục, đảm bảo sự an toàn hơn. 

Giữa ABS và CBS khác nhau điểm gì? Đó là về cấu tạo, không giống như phanh ABS, CBS đơn giản hơn, bộ phận chính duy nhất của phanh này là bộ phân bổ lực. Do đó, giá thành của ABS và CBS cũng có sự chênh lệch. ABS đắt hơn hẳn so với CBS do hệ thống được tích hợp đầy đủ, hiện đại. Từ bộ xử lý trung tâm, đèn báo hiệu… cho đến các yếu tố khác liên quan.

Một số loại xe lắp đặt phanh ABS

Một số mẫu xe lắp đặt phanh ABS đem lại nhiều tiện ích cho người dùng phải kể đến như:

phanh abs xe máy
Các mẫu xe trang bị phanh ABS

SH mode 2019 phanh ABS

Đây là mẫu xe SH mode thế hệ mới mang thương hiệu Honda. Chiếc xe được thiết kế với hệ thống phanh ABS cho bánh trước. Bộ phanh được sáng tạo một cách gọn gàng, liền khối, gắn với giảm xóc, vừa giúp phát huy tối đa hiệu quả, vừa tăng thẩm mỹ cho toàn bộ chiếc xe. 

Phiên bản SH mode 2019 phanh ABS bao nhiêu tiền? Hiện nay chiếc xe đang ở phân khúc cao cấp, có giá dao động khoảng 74 – 76 triệu đồng. Đây được coi là sự lựa chọn thú vị cho những người yêu thích sự sang trọng, lịch lãm.

SH 150i 2020 phanh ABS

Xe SH phanh ABS này là phiên bản mới, được nâng cấp và hoàn thiện về mặt thiết kế và các tính năng. SH 150i 2020 ABS có kết nối với điện thoại thông minh, giúp chủ xe dễ dàng theo dõi các thông tin, dữ liệu liên quan nhanh chóng. Hệ thống phanh chống bó cứng cả bánh trước và sau tạo sự an tâm cho người điều khiển. Trong trường hợp phanh gấp, bóp phanh mạnh thì vẫn không hề gây ra cảm giác bánh bị lết hoặc lệch hướng di chuyển.

Honda Winner X

Đối với những người yêu thích xe côn tay thì Winner X là sự chọn lựa không hề sai. Xe không chỉ sở hữu động cơ mạnh mẽ, mà còn đem lại những cảm giác tuyệt vời sau tay lái. Hiện nay, trên chiếc xe được trang bị hệ thống phanh ABS cho Winner giúp tăng sự an toàn hơn. Xe được gắn phanh ở bánh trước, giúp kiểm soát tốc độ, tránh tình trạng trơn trượt khi phanh quá gấp hoặc người lái di chuyển vào đoạn đường xấu.

Nhiều ý kiến cho rằng, 1 bộ phanh ABS không đảm bảo đủ sự an toàn cho người điều khiển trong trường hợp gặp chướng ngại vật hoặc phanh gấp. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn ngược lại. Bởi với công suất 150cc cùng sự kiểm soát cực tốt của bộ phanh ở bánh trước thì không cần đến sự can thiệp của một phanh khác. Ngoài ra, việc lắp đặt này còn giúp giá xe Winner X trang bị loại phanh ABS rẻ hơn khoảng từ 3 – 4 triệu đồng khi lắp đặt cả 2 bánh, mà hiệu quả cũng không hơn nhiều.

Exciter 150

Đây thực tế là mẫu xe không được trang bị sẵn phanh ABS hay CBS ngay từ nhà sản xuất. Tuy nhiên, xu hướng lắp đặt thêm phanh ABS, CBS ở dòng xe thể thao này càng thấy nhiều. Nếu bạn yêu thích sự trẻ trung, hiện đại, đam mê tốc độ thì việc lắp phanh chống bó cứng sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Nó sẽ giúp tăng sự an toàn, hạn chế thấp nhất các tai nạn có thể xảy đến khi người lái di chuyển với tốc độ cao và phanh gấp.

Cả phanh ABS và CBS đều có những ưu và nhược điểm, song ABS lại là sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ. Với giá chỉ khoảng 10 triệu đồng cho một bộ phanh để có thể độ thành công chiếc xe.

Trên đây là những thông tin chia sẻ nhằm giúp bạn hiểu hơn về phanh ABS xe máy, ô tô là gì? Đồng thời với những kiến thức về cấu tạo, tác dụng và giá bao nhiêu, phanh CBS khác gì ABS… hy vọng có thể mang đến cái nhìn tổng quát nhất cho bạn đọc. Dựa vào đó để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất với những loại xe lắp đặt phanh ABS như: Winner, xe SH mode, Air Blade… hoặc một số dòng phân khối hoặc ô tô khác.

About Quynh Vu

Tôi là Quỳnh Vũ. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Quynh Vu →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *