Tester là gì? Nghề tester là gì và học ngành gì?

Tester hay bản tester là gì? Những kiến thức và kỹ năng cần có để trở thành một tester giỏi ra sao? Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về nghề triển vọng này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tester nhé.

Tester là gì?

Khái niệm tester là gì?

tester là gì
Thuật ngữ tester được hiểu là gì?

Tester, nhân viên tester là gì? Thực chất đây là những người làm nhiệm vụ kiểm tra, chạy thử các phần mềm với mục đích tìm ra những sai sót, khắc phục nó để đảm bảo chất lượng đầu ra là tốt nhất. 

Nghề Tester là gì? Đây là nghề mới, nghề hot hiện nay, bao gồm các mảng như: QA, QC, automation tester hay manual tester… 

  • QA tester là gì? Thuật ngữ này để chỉ những người làm ở vị trí thử nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Từ đó, họ trực tiếp nhắc nhở, điều chỉnh quy trình để tạo ra sự phù hợp.
  • QC tester là gì, thì khái niệm QC gần giống với QA tester, nhưng những người chịu trách nhiệm ở vị trí này thường chỉ tham gia vào việc đánh giá chất lượng của phần mềm ở một giai đoạn cụ thể.
  • Automation tester hay manual tester là gì? Trên lý thuyết, hai hoạt động này là ngược nhau. Nếu như automation tester là kiểm thử tự động thì manual tester là kiểm soát chất lượng hoàn toàn bằng tay. Việc học manual test sẽ giúp người học chắc chắn các kiến thức, từ đó áp dụng vào việc kiểm tra và phát hiện những khiếm khuyết của phần mềm. Đây cũng được coi là nền tảng để ứng dụng các hệ thống tự động vào quá trình test sau này.

Một số thuật ngữ liên quan

Khi tìm hiểu về tester là gì thì một số thuật ngữ như: Beta tester, software tester, BA tester, game tester, tiktok tester… là gì cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Trong đó:

  • Beta tester là quá trình kiểm tra và thử nghiệm thực, cả người dùng và môi trường tạo ra đều là thực để đảm bảo việc đánh giá chất lượng chuẩn xác.
  • Software tester là một chu trình hoàn tất được thực hiện qua chương trình, ứng dụng nhằm mục đích kiểm tra, soát lỗi của phần mềm.
  • BA tester là viết tắt của Business Analyst, để chỉ những chuyên viên có kinh nghiệm. Họ là cầu nối giữa khách hàng và bên cung cấp, nhằm phân tích chính xác về sản phẩm, tính chất công việc để tạo ra sự thỏa thuận chung nhất giữa cả hai bên.
  • Game tester để chỉ người làm ở vị trí kiểm tra các yếu tố liên quan đến game trước khi phát hành chính thức ra thị trường. Ở tất cả các thể loại game hay trên các nền tảng khác nhau đều cần đến game tester để đảm bảo chất lượng của game là tốt nhất.
  • Tiktok tester là những người chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng của mạng xã hội Tiktok.

Phân biệt các chức danh chuyên môn của tester

Các vị trí, chức danh chuyên môn của tester đó là: Intern Tester, Fresher Tester, Junior Tester, Senior Tester. 

Vậy thực chất: Fresher Tester, Junior Tester, Senior Tester là gì? Thì 4 thuật ngữ này đều dùng chỉ mức độ, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc của vị trí tester nào đó.

  • Intern Tester là mức độ thấp nhất, bao gồm những người hoàn toàn chưa có kinh nghiệm gì trong nghề tester. Họ luôn cần đến sự hỗ trợ, kèm cặp của những người trên. Tính chất công việc của vị trí này rất đơn giản và mục đích chính mà người làm muốn hướng tới là sự tích lũy kinh nghiệm.
fresher tester là gì
Fresher tester – những người mới vào nghề
  • Fresher Tester để chỉ những người mới vào nghề, chưa có nhiều kiến thức thực tế trong lĩnh vực này, họ chủ yếu dựa trên kiến thức từ trường lớp.
  • Junior Tester là người làm tester nhưng có ít kinh nghiệm, thường để chỉ những người cấp dưới. Thông thường, họ chỉ có thể giải quyết tốt được những vấn đề nhỏ, còn lớn hơn thì phải nhờ đến sự hỗ trợ của các senior.
  • Senior Tester là những người đã có kinh nghiệm làm tester tốt, lâu năm. Những người này có khả năng giải quyết các vấn đề vướng mắc, khó khăn một cách độc lập. Người làm Senior Tester thường gắn bó với công việc từ 4 – 5 năm, và có những kỹ năng nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những người đã làm lâu năm nhưng chỉ có những kỹ năng đơn lẻ, không đảm nhiệm và hoàn thành công việc thì vẫn chỉ giữ vị trí junior.

Tester học ngành gì và công việc của tester

Vậy học tester là gì, cần học gì để trở thành tester? Việc học tester chính là quá trình tích lũy kiến thức về nghề tester nhằm thực hiện được các công việc liên quan đến kiểm tra chất lượng phần mềm. Dựa vào những kiến thức qua quá trình tiếp thu thì kết quả mà người học muốn hướng tới là thực hiện được việc so sánh, đánh giá chất lượng dựa trên tiêu chuẩn đặt ra.

Làm tester cần học những gì?

làm tester cần học những gì
Những kiến thức cần có để trở thành nhân viên tester

Để trở thành một tester giỏi thì người học cần trau dồi các kiến thức căn bản, bao gồm:

  • Kiến thức về tin học, về máy tính, phần mềm cũng như tận dụng tối đa lợi thế của Internet.
  • Kiến thức về hệ điều hành, lập trình, mạng, database. Nếu bạn có thêm vốn hiểu biết về code thì đây được coi là ưu điểm, hỗ trợ rất lớn cho công việc test sau này.
  • Làm tester còn cần học tổng quan về test, tất cả các yếu tố liên quan như: định nghĩa, cách phát triển hay mở rộng phần mềm, tư duy, đánh giá cũng như quy trình hoàn chỉnh của nghề tester.
  • Ngoài ra, người học còn cần trau dồi khả năng ngoại ngữ để có thể hiểu một cách cặn kẽ về các thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành khi nghiên cứu sâu hơn về tester.

Học tester có khó không? Đây là một nghề khó, mất nhiều thời gian để học hỏi và trau dồi. Có thể người học phải mất đến 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc thậm chí lâu hơn để làm quen, biết được cách thức, công việc của một tester chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu như có được sự đam mê, nhiệt huyết với nghề thì việc học tester sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. 

Công việc tester là gì?

Nhiệm vụ chính của tester là kiểm tra, đánh giá chất lượng của phần mềm, ứng dụng trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Quá trình này đòi hỏi sự chính xác, khách quan nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra được tối ưu. Có thể dẫn chi tiết một số công việc của tester như sau:

  • Lập kế hoạch, thực hiện các bài kiểm tra đánh giá về mức độ tiện ích của phần mềm
  • Xem xét, so sánh sản phẩm với những tiêu chuẩn đề ra. Đồng thời lên kịch bản cụ thể cho quá trình thử nghiệm
  • Phân tích các tác động có thể xảy đến, ảnh hưởng đến dữ liệu hoặc gây ra những lỗi ở phần mềm
  • Tiếp xúc, tương tác và thu nhận ý kiến của nhóm khách hàng dùng thử sản phẩm để hiểu nhu cầu của họ. Từ đó đưa ra hướng giải pháp giúp khắc phục và tạo cho chất lượng cuối cùng của phần mềm tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
  • Hỗ trợ các bộ phận khác trong quá trình lựa chọn yếu tố đầu vào cũng như lên ý tưởng thiết kế sản phẩm.

Cơ hội phát triển của tester hiện nay

nghề tester là gì
Nghề tester tại Việt Nam đang là nghề hot và có triển vọng trong tương lai

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nền tảng trên một số thiết bị như: di động, cloud, web… ngày càng xuất hiện nhiều. Điều này đặt ra những thách thức trong việc phát triển phần mềm giúp tạo sự tương xứng. Lúc này, nhu cầu về nghề tester, về sự kiểm soát, đánh giá sản phẩm cũng chính vì thế mà tăng cao.

Hiện tại, ở Việt Nam, số lượng giữa lập trình viên và tester có sự chênh lệch rất lớn. Trung bình 5 lập trình viên có 1 tester. Như vậy có thể thấy được tỉ lệ mất cân đối của hai nhóm đối tượng. Vì lý do đó mà ngành tester đang rất “khát” nhân lực. Những người học tester hoàn toàn có cơ hội việc làm lớn trong tương lai.

Tuy nhiên, con gái có nên học tester không? Bởi trên thực tế, các ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin như: tester, coder, thiết kế website… thường thấy nam giới đảm nhận. 

Câu trả lời là nên, con gái hoàn toàn có thể theo học và làm tốt nghề tester. Chỉ cần sự đam mê, mong muốn tìm hiểu cũng như tinh thần cầu tiến. Con gái có tính cẩn thận và mức độ nhạy bén cao nên sẽ nhanh chóng thích ứng được với ngành học này. Song hành với đó là sự chăm chỉ, chịu khó tìm tòi các kiến thức về thiết kế, lập trình, tester… để hoàn thiện bản thân một cách nhanh chóng.  

Nghề này cũng đang là sức hút lớn đối với những bạn trẻ bởi mức lương “cực khủng.” Số liệu thống kế của cộng đồng kiểm thử Việt Nam trong năm 2019, mức lương cao nhất mà một tester có thể đạt được là 40 triệu đồng/tháng. Do đó, các bạn nữ nói riêng và thế hệ trẻ nói chung có thể cân nhắc để học tập và theo đuổi nghề này.

Trên đây là thông tin mang đến cho bạn đọc nhằm giải đáp thắc mắc về tester làm gì, tester học ngành gì cũng như công việc cụ thể của tester là gì? Đồng thời với những chia sẻ về cơ hội nghề nghiệp của một tester trong tương lai hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn. Biết đâu bạn lại chọn được công việc, ngành học mơ ước để cố gắng và nỗ lực thành công.   

About Quynh Vu

Tôi là Quỳnh Vũ. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Quynh Vu →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *