Thị thực là gì? Tất cả các thông tin cần biết về thị thực Việt Nam

Thị thực visa đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người thường xuyên đi du lịch, công tác xa. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được thị thực là gì, thời gian cũng như điều kiện cấp thị thực chuẩn xác nhất. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết được đầy đủ các thông tin liên quan đến loại giấy tờ đặc biệt này.

thị thực là gì

Thị thực là gì?

visa thị thực
Thị thực visa

Thị thực hay còn gọi là visa, là loại giấy tờ bắt buộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, có tác dụng cho phép người nước ngoài nhập cảnh đến đất nước mà họ xin cấp visa.

Đây là loại giấy tờ hợp pháp, cho phép một người nào đó được đến, sinh sống, du lịch hoặc làm việc tại quốc gia thị thực trong thời gian và theo số lần theo quy định. 

Các thông tin cần biết về thị thực Việt Nam

Phân biệt visa thị thực và hộ chiếu

Thị thực visa cho phép người sở hữu có thể nhập cảnh vào một quốc gia cụ thể, theo yêu cầu từ nước đó, đòi hỏi công dân phải có visa mới cho nhập cảnh.

Còn hộ chiếu hay còn gọi là passport, là loại giấy tờ thuộc quyền sở hữu của nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân của nước mình sử dụng để xuất cảnh sang đất nước khác hoặc nhập cảnh khi trở về nước.

Về hình thức, hộ chiếu là quyển sách nhỏ gồm nhiều trang, chứa đầy đủ các thông tin của người được cấp. Còn thị thực là một sticker dán vào trang một trong số các trang của hộ chiếu. 

Vậy miễn thị thực là gì?

Xem ngay bài viết: Miễn thị thực là gì? Những trường hợp được miễn thị thực nhập cảnh

Các loại thị thực

Tùy thuộc vào từng quốc gia cụ thể sẽ có những loại thị thực riêng. Một số loại thị thực phổ biến, được thấy nhiều nhất đó là:

Thị thực quá cảnh

Thị thực quá cảnh có hiệu lực ngắn, được giới hạn trong khoảng vài tiếng đến 10 ngày, tùy thuộc vào quy định của quốc gia đó và lịch trình của chuyến quá cảnh.

Loại thị thực này thường được cấp ở một số sân bay hoặc nhân viên làm việc trên các phương tiện giao thông quốc tế như: tàu khách, xe tải, xe buýt, tàu đánh cá thuộc hải phận quốc tế…

Thị thực dài hạn

Thị thực dài hạn có hiệu lực trong khoảng thời gian dài hơn, tuy nhiên vẫn bị giới hạn theo quy định của quốc gia thị thực đó. Có 4 loại thị thực dài hạn như:

  • Thị thực học sinh: người sở hữu thị thực này được phép học tập tại một trường đại học hoặc học viện thuộc quốc gia cấp thị thực.
  • Thị thực làm việc tạm thời: thường dành cho những người được cấp phép đến làm việc trong một quốc gia nào đó. Loại thị thực này thường khó xin hơn so với các thị thực khác.
  • Thị thực định cư: những người định cư lâu dài tại một quốc gia sẽ xin loại thị thực này để hợp pháp hóa các thủ tục, giấy tờ cần thiết. Ở một số quốc gia như: New Zealand, thị thực định cư sẽ là tiền đề để người sở hữu chuyển lên mức cao hơn, lâu dài hơn là thường trú.
  • Thị thực trú ẩn: loại thị thực đặc biệt này được cấp cho những người có nguy cơ bị trục xuất khỏi quốc gia của họ do những vấn đề về khủng bố…

Thị thực ngắn hạn

Loại thị thực ngắn hạn thường được cấp cho những du khách ghé thăm, có chuyến du lịch ngắn ngày tại quốc gia thị thực. Bên cạnh đó, một số vận động viên, nghệ sĩ biểu diễn, những người tham dự các sự kiện giao lưu, trao đổi văn hóa… cũng được cấp thị thực ngắn hạn.

Thị thực nhập cư

Đối với những người muốn nhập cư và đã phấn đấu để đạt một số trạng thái thường trú trong tương lai thì họ cần có loại thị thực này. Ở mỗi quốc gia, thị thực nhập cư sẽ được thể hiện ở các dạng khác nhau như: thị thực vợ chồng, thị thực đối tác, thị thực kết hôn hay thị thực nhận lương hưu… 

Ví dụ: Một người phụ nữ Đức muốn kết hôn với người đàn ông có quốc tịch Mỹ, lúc này cần xin thị thực K – 1 để cho phép đến nhận cư Mỹ, sau đó tiến hành hôn lễ. Thị thực K – 1 có hiệu lực trong vòng 4 tháng kể từ ngày nhập cảnh.

Thị thực công vụ

Thị thực công vụ được cấp cho người đại diện cho chính phủ, thuộc các bộ ban ngành nhà nước để đi làm nhiệm vụ ngoại giao.

Ký hiệu các loại thị thực là gì?

  1. Thị Thực NG1 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
  2. Thị Thực NG2 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  3. Thị Thực NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
  4. Thị Thực NG4 – Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
  5. Thị Thực LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  6. Thị Thực LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
  7. Thị Thực ĐT – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
  8. Thị Thực DN – Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.
  9. Thị Thực NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  10. Thị Thực NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
  11. Thị Thực NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
  12. Thị Thực DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.
  13. Thị Thực HN – Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
  14. Thị Thực PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
  15. Thị Thực PV2 – Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
  16. Thị Thực LĐ – Cấp cho người vào lao động.
  17. Thị Thực DL – Cấp cho người vào du lịch.
  18. Thị Thực TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
  19. Thị Thực VR – Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
  20. Thị Thực SQ – Cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.

Thời hạn thị thực

  • Thị thực ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày.
  • Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.
  • Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.
  • Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.
  • Thị thực ký hiệu LĐ có thời hạn không quá 02 năm.
  • Thị thực ký hiệu ĐT có thời hạn không quá 05 năm.
  • Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.
  • Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.

Điều kiện cấp thị thực ở Việt Nam

Một số điều kiện cấp thị thực Việt Nam
Một số điều kiện cấp thị thực Việt Nam

Điều kiện cấp thị thực Việt Nam được quy định rất rõ tại điều 10 luật Xuất nhập cảnh của người nước ngoài:

  • Đối với người có giấy tờ đi lại quốc tế hoặc hộ chiếu
  • Được các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tại Việt Nam bảo lãnh
  • Một số trường hợp cá nhân hoặc tổ chức khác đề nghị cấp thị thực cần có các loại giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh, cụ thể như sau:
    + Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam, có đầy đủ giấy phép hành nghề theo quy định.

    + Người nước ngoài đầu tư, làm việc tại Việt Nam phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư, giấy phép lao động.
    + Người nước ngoài đến để học tập cần có giấy tiếp nhận từ phía cơ sở giáo dục ở Việt Nam.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc về thị thực là gì, các kiến thức liên quan đến thị thực nhập cảnh. Mong rằng chia sẻ này sẽ có ích cho bạn đọc, để từ đó áp dụng vào thực tiễn một cách tốt nhất.

About Quynh Vu

Tôi là Quỳnh Vũ. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Quynh Vu →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *