Văn hóa Việt Nam trong mọi lĩnh vực hiện nay

Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa giàu truyền thống, trải qua hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thăng trầm. Sự giao thoa văn hóa phương đông và phương tây đang diễn ra mạnh mẽ, có những tích cực nhưng cũng không ít tiêu cực trong quá trình tiếp thu cái mới từ bên ngoài. Cùng tìm hiểu đặc điểm văn hóa Việt Nam trong các lĩnh vực đời sống hiện nay qua bài phân tích sau.
Văn hóa Việt Nam trong mọi lĩnh vực hiện nay
Văn hóa Việt Nam trong mọi lĩnh vực hiện nay

Văn hóa là gì?

Văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến nhiều mặt của đời sống vật chất và tinh thần con người. Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm bằng sự tạo của con người làm nên bao gồm cả hai khía cạnh: các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v…và khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và Cả hai khía cạnh này đều cần thiết để tạo ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.

Văn hóa Việt nam trong các lĩnh vực đời sống

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, trong mỗi bước đi, yếu tố không nhỏ quyết định đến thành công của doanh nghiệp chính là văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở, văn hóa công ty hay văn hóa kinh doanh. Con người là chủ thể tạo nên văn hóa doanh nghiệp. Phải có sự liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị tốt đẹp trong văn hóa doanh nghiệp, giữa người với người để tổng hợp lại tạo thành nguồn sức mạnh lớn thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Không những thế, văn hóa doanh nghiệp còn được thể hiện rõ nét qua phong cách của người lãnh đạo, đứng đầu các vị trí của doanh nghiệp và tác phong làm việc nhân viên. Bởi vậy, trong kinh doanh, các đối tác ngoài chú ý đến lợi nhuận thì văn hóa doanh nghiệp cùng lã yếu tố được quan tâm hàng đầu quyết định đến sự hợp tác của đôi bên.

Văn hóa doanh nghiệp mạnh đến từ sự cần cù siêng năng

Đất nước Việt Nam ta có rất nhiều lợi thế để xây dựng được một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh. Văn hóa công sở, doanh nghiệp Việt Nam từ lâu luôn giữ vững các đặc điểm nổi bật sau: chăm chỉ, cần cù, sáng tạo, luôn hướng tới sự hòa hợp, có tinh thần cầu tiến, có ý chí phấn đấu vươn lên, tự cường tự lực. Nó là những ưu điểm mà văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải giữ vững và phát huy triệt để trong doanh nghiệp, thúc đẩy năng lực và năng suất làm việc của nhân viên. 

Tư tưởng ngại đổi mới 

Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm kể trên, văn hóa công sở và văn hóa công ty ở nước ta vẫn tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Không ít doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhưng mới dừng lại ở bề nổi, phong trào, nghi lễ còn phần cốt lõi quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp như thái độ, trách nhiệm, tiêu chuẩn chưa thực hiện được bài bản và rõ ràng. Thêm vào đó, người Việt bị một nhược điểm cố hữu là tư tưởng ngại thay đổi, không dám đổi mới, vượt ra khỏi “vùng an toàn” để phát triển bản thân, còn cổ hủ trong việc đề cao kinh nghiệm và thói quen. Chính tư tưởng này làm ảnh hưởng đến quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam, cản trở sự hội nhập và thích nghi với môi trường kinh doanh toàn cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ khó có được sự đột phá, phát triển kinh tế và đưa vị thế doanh nghiệp lên tầm cao mới.

doanh nghiệp ở Việt Nam có đặc điểm gì?
Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam có đặc điểm gì?

Yếu tố thời gian chưa được coi trọng

Yếu tố giờ giấc luôn được các doanh nghiệp phương Tây đặt lên hàng đầu, đặc biệt tại các quốc gia phát triển. Các thương nhân phương Tây rất coi trọng chuyện giờ giấc, họ rất đúng hẹn và ít khi trễ giờ trong các buổi làm việc. Trong văn hoá doanh nghiệp phương Đông thì ngược lại, thời gian có thể co giãn, thật khó kiểm soát và còn bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Phong cách làm việc tập thể

Nếu văn hoá doanh nghiệp phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng của con người…thì văn hóa doanh nghiệp phương Đông chúng ta dường như còn khá khép kín, thiếu đi sự tự do trong việc thể hiện cái tôi cá nhân. Phần lớn mọi người thường khá e dè và ngại nêu ý kiến.

Chủ nghĩa tập thể, không đề cao sự độc lập; tách rời khỏi tập thể ngay cả trong suy nghĩ, thiếu sự độc lập trong hành động. Thiếu đi tiếng nói nên thường chịu nhiều thiệt thòi trong công việc. Với tư tưởng đi làm là phục tùng cấp trên, làm vì lợi ích của công ty chứ không đặt mục tiêu định hướng cho bản thân, mục tiêu của cá nhân phải gắn liền với mục tiêu của tập thể trong công việc, đem lại lợi ích cho tập thể nên mới hình thành những “zombie công sở” như hiện nay. 

Vì vậy, ở phương Đông, doanh nghiệp nào được đánh giá là một tập thể tốt, đáng tin cậy thì sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn trong tuyển dụng nguồn lực.

Phong cách quản lý lấy lãnh đạo làm trung tâm

Nếu như trong văn hóa doanh nghiệp phương Tây, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là khá bình đẳng thì ở phương Đông, cụ thể là trong văn hóa doanh nghiệp Việt nam, người lãnh đạo có một vị thế rất cao, khoảng cách khá lớn so với nhân viên, quyền lực tập trung vào nhà lãnh đạo.

Nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp sẽ quyết định cần làm cái gì, làm như thế nào và ai sẽ là người thực hiện. Do đó, trách nhiệm của người lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt Nam tương đối lớn, cấp bậc lãnh đạo càng cao thì tầm ảnh hưởng đến tổ chức càng lớn. Sự thành công của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu quyết định bởi năng lực của người lãnh đạo.

Hiện nay, văn hóa của các doanh nghiệp, tổ chức và công ty tại Việt Nam đang có xu hướng năng động và trẻ trung hơn để từng bước hội nhập với thế giới. Nhưng không vì thế mà mất đi vẻ truyền thống, quy củ ban đầu.

Ở các nước lớn trên thế giới, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố được coi trọng vô cùng, bởi nó đại diện cho ứng xử của doanh nghiệp đối với thế giới bên ngoài. Xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp lành mạnh không chỉ làm cho nền kinh tế Việt Nam mang dấu ấn riêng, không lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác mà còn giúp cho các doanh nghiệp của chúng ta phát triển vững mạnh và hòa nhập với xu thế phát triển kinh tế toàn cầu.

Văn hóa giao tiếp của người Việt nam

Thái độ giao tiếp: Vừa cởi mở, vừa rụt rè

Người Việt chúng ta trong giao tiếp tồn tại 2 tính cách trái ngược nhau, nhưng không hề mâu thuẫn nhau. Điều đó đã thể hiện tính linh hoạt trong giao tiếp của người Việt Nam.

Quan hệ giao tiếp: Lấy tình cảm làm nguyên tắc giao tiếp

Nguồn gốc từ văn hóa xã hội, văn hóa chính trị với đặc điểm trọng tình đã hướng người Việt tới việc xem trọng tình cảm, lấy sự yêu ghét để làm nguyên tắc ứng xử. Trong cuộc sống, người Việt có lý có tình, nhưng chắc chắn vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữa cái lý và cái tình thì tình vẫn được đặt cao hơn lý.

Người Việt lấy tình cảm làm nguyên tắc trong văn hóa giao tiếp
Người Việt lấy tình cảm làm nguyên tắc trong văn hóa giao tiếp

Đối tượng giao tiếp: Ưa tìm hiểu, quan sát và đánh giá

Người Việt Nam có xu hướng thích tìm hiểu về tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp và trình độ học vấn…của đối tượng giao tiếp. Đặc tính này là một sản phẩm của tính cộng đồng làng xã tạo nên. Do tính cộng đồng, người Việt thấy mình nên trách nhiệm quan tâm tới người khác, nhưng muốn quan tâm hay thể hiện sự quan tâm đúng mực thì phải hiểu rõ hoàn cảnh. Ngoài ra, do đặc thù ngôn ngữ cùng các mối quan hệ xã hội, cần tìm hiểu chính xác để có cách xưng hô cho phù hợp. Biết tính cách người khác để lựa chọn đối tượng giao tiếp cho phù hợp.

Chủ thể giao tiếp: Trọng sĩ diện và danh dự

Danh dự được người Việt quyết định năng lực giao tiếp: Lời nói ra có trọng lượng, tầm ảnh hưởng, được truyền đến tai nhiều người, có thể tạo ra những thay đổi tích cực và cũng tạo nên cả tai tiếng. Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt hay mắc bệnh sĩ diện. Đặc biệt, ở những vùng nông thôn, thói sĩ diện thể hiện càng rõ ràng.

Cách thức giao tiếp: Thích sự tế nhị, ý tứ và coi trọng hòa thuận

Lối giao tiếp giữ ý, tế nhị khiến người Việt có thói “vòng vo tam quốc”, thường không đi thẳng, trực tiếp vào vấn đề như người phương Tây. Chính lối giao tiếp ưa sự tế nhị này mà người Việt thường đắn đo, cân nhắc khá lâu trong ứng xử và rồi cũng chính sự đắn đo, cân nhắc đó khiến người Việt trở nên thiếu quyết đoán trong công việc. Để tránh nhược điểm cố hữu này và không để mất lòng ai, người Việt Nam đã thay thế bằng việc nở nụ cười.

Nghi thức lời nói: Cách xưng hô phong phú và nói chuyện lịch sự

Hệ thống đại từ nhân xưng có tính thân mật hóa (xem trọng tình cảm), tính xã hội hoá và cộng đồng hoá cao. Thậm chí, cách nói lịch sự của người Việt Nam cũng phong phú vô cùng, không chung chung như người phương Tây, mỗi trường hợp lại có một cách xưng hô khác nhau cho phù hợp. 

Văn hóa học đường ở Việt nam

Văn hóa ứng xử đúng chuẩn mực cùng sự xuống cấp về đạo đức

Phần lớn thế hệ trẻ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin. Các em có sức khỏe tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng linh hoạt, nhạy bén những kiến thức học được trên trường vào thực tiễn cao. Lớp trẻ quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè sống sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập và cuộc sống. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xuất hiện một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang có những ứng xử một cách thiếu văn hoá, tạo cái nhìn tiêu cực về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh. 

Gia tăng các hành vi bạo lực học đường

Trên các phương tiện truyền thông gần đây xuất hiện quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của cả học sinh lẫn giáo viên. Văn hoá nhà trường hiện nay đang xuống cấp trầm trọng. Hiện có rất nhiều người đồng tình với ý kiến này khi cho rằng văn hoá nhà trường Việt Nam đang bị xem nhẹ. Nhà trường chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho mỗi học sinh. 

Thực tế cho thấy trong môi trường học đường – nơi đáng ra văn hóa được coi trọng, được xây dựng và phát triển lại đang diễn ra những điều thiếu văn hoá. Môi trường giáo dục chủ yếu xoay quanh hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy, trò và quan hệ giữa các em học trò với nhau. Trong đó mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ cốt lõi, nền tảng nhất để xây dựng môi trường giáo dục. 

Thời gian gần đây, số vụ bạo lực học đường ở trong và ngoài trường học, thậm chí xảy ra các vụ án hình sự ngày càng gia tăng mà lý do của những vụ ẩu đả đôi khi là những mâu thuẫn rất nhỏ nhưng sự thiếu kỹ năng sống đã khiến các em học sinh có những hành vi thiếu chuẩn mực, đáng báo động.

học đường Việt Nam cần được quan tâm đặc biệt khi sự xuống cấp đạo đức trở nên phổ biến
Văn hóa học đường Việt Nam cần được quan tâm đặc biệt khi sự xuống cấp đạo đức trở nên phổ biến

Các tệ nạn xã hội tăng nhanh

Xã hội phát triển, các tệ nạn mới cũng có chiều hướng gia tăng. Sự tiếp xúc sớm với mạng xã hội, các phương tiện truyền thông không chính thống, sự thiếu giám sát của người lớn đã khiến không ít học sinh sa vào các tệ nạn xã hội như sử dụng ma túy cùng các chất gây nghiện mới như thuốc lá điện tử, bóng cười, shisha, ma túy đá…Sự sa ngã vào các tệ nạn này gây ảnh hướng đến sự phát triển của lớp trẻ Việt Nam, tương lai xa hơn là ảnh hưởng đến cả quốc gia, dân tộc. Vì vậy, cần có những biện pháp kịp thời ngăn chặn các tệ nạn đang có xu hướng gia tăng này.

Sai lệch chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ thầy trò

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo nghĩa thầy – trò. Quan hệ thầy trò luôn được xem là mối quan hệ đáng kính và đáng trân trọng. Người xưa có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” răn dạy chúng ta rằng một chữ cũng là thầy mà nửa chữ cũng là thầy và lấy người thầy làm trung tâm, học trò nhất nhất phải nghe theo, coi thầy chính là tấm gương để học theo.

Nhưng ngày nay học trò của chúng ta đã không làm đủ lễ nghi với thầy cô mà còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu đi sự tôn trọng với thầy cô và coi thường việc học. 

Những năm gần đây, hiện tượng tiêu cực trong giáo dục xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. Những sự việc như học trò dùng vật chất để đổi điểm số, lấy thành tích hay tránh bị kỷ luật…đã phần nào làm biến tướng và thương mại hoá quan hệ thầy trò, người thầy mất đi sự uy nghiêm.

Trò cũng chẳng phải trò, không lễ phép, kính trọng thầy cô, chính sự “bảo kê” của nhiều bậc phụ huynh đã chiều hư con mình và làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của người thầy và sự tôn trọng đáng ra phải có của học trò với thầy cô. 

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những thầy cô giáo không đủ tư cách, thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan với việc học, với tương lai và cuộc đời

Việc xây dựng được môi trường giáo dục mà văn hóa nhà trường trở về đúng bản chất vốn có mà ở đó thầy đúng nghĩa là thầy, trò đúng nghĩa là trò.

Trong môi trường giáo dục chỉ có tình yêu thương, bao dung biết ơn, sự kính trọng và hoà hiếu đó là mơ ước của tất thảy mọi người. Nhưng đáng buồn thay thực trạng văn hoá ứng xử của giới trẻ trong nhà trường đang xuống cấp một cách trầm trọng cả về đạo đức lối sống và ý thức sống.

4 di sản văn hóa được Unesco công nhận của Việt Nam

Việt Nam hiện nay đã có 13 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây có thể coi là niềm tư hào đối với nền văn hóa xã hội Việt Nam giàu bản sắc.

4 di sản văn hóa được Unesco công nhận của Việt Nam
4 di sản văn hóa được Unesco công nhận của Việt Nam

Văn hóa cồng chiêng tây nguyên

Ngày 25-11-2005, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên -nét văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam đã được tổ chức UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là đặc trưng trải rộng khắp 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Mnông, Cơho, Xêđăng,  Rơmăm, Êđê, Giarai… Nét văn hóa dân gian Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói tâm linh, tâm hồn con người, nhằm diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

Đờn ca Tài tử Nam Bộ

Đờn ca là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn tới 21 tỉnh thành phía Nam 

Đây là loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên, nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động miệt mài. 

Đờn ca tài tử xuất hiện cách đây hơn 100 năm, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn cò, đàn kìm, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt). Về sau này, có cách tân bằng việc thay thế độc huyền cầm thành cây guitar phím lõm. Những người tham gia phần nhiều là bạn bè, hàng xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ nét văn hóa dân tộc đầy tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục…

Nhã nhạc Cung đình Huế

Nhã nhạc được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào ngày 7 tháng 11 năm 2003. Nhã nhạc, có nghĩa là “âm nhạc tao nhã” ra đời từ thế kỷ thứ XV – giữa thế kỷ XX. Đây là thể loại âm nhạc được trình diễn trong cung đình Việt Nam vào các dịp tế, lễ gắn với các lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo hay các sự kiện đặc biệt như: lễ tang, lễ đăng quang hoặc những dịp đón tiếp chính thức.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh 

Ngày 30 tháng 9 năm 2009, UNESCO đã chính thức công nhận dân ca quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể

Đây là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu, đại diện cho văn hóa dân tộc của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó được hình thành và phát triển thuở sơ khai ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay 

Dân ca Quan họ là hình thức hát giao duyên giữa những liền anh trong trang phục truyền thống áo the, khăn xếp và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bảy, đầu đội nón quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người dân Quan họ. 

Bài viết là tổng hợp những thông tin khái quát nhất dành cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực văn hóa đời sống nào, các bạn đừng ngại đặt câu hỏi ở phần comment phía dưới để nhận câu trả lời sớm nhất nhé!

Xem thêm >>> Văn hóa là gì? Khái ngiệm, định nghĩa về văn hóa

Xem thêm >>> Nhưng nét đặc sắc trong nền văn hóa Nhật Bản

About Nguyễn Minh

Tôi là Nguyễn Minh. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Nguyễn Minh →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *