VCCI là gì? Giữ vai trò và chức năng quan trọng như thế nào?

VCCI là gì mà tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam từ nhỏ đến lớn đều muốn tham gia để trở thành hội viên của tổ chức VCCI. Chức năng, vai trò và nhiệm vụ chính của VCCI là gì? Làm thế nào để trở thành hội viên của VCCI Và là hội viên của tổ chức VCCI, bạn sẽ được bảo vệ lợi ích và hỗ trợ những gì để phát triển doanh nghiệp? Hãy cùng giải đáp tất cả những thắc mắc về VCCI qua bài viết dưới đây nhé!

VCCI là gì?
VCCI là gì? Vai trò và chức năng là gì?

VCCI là gì?

Nếu bạn đang không biết VCCI là gì thì VCCI là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Vietnam chamber of commerce and industry. Có nghĩa là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Đây là tổ chức được thành lập để đại diện cho chủ sở hữu lao động nói riêng và các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp nói chung của quốc gia Việt Nam

Tổ chức VCCI là tổ chức phi lợi nhuận, phi quốc gia, độc lập, hoàn toàn  tự chủ về tài chính và có tư cách pháp nhân.

VCCI đổi tên thành gì?

Trong hai ngày 30 và 31/12/2022, tại Đại hội đại biểu toàn quốc VCCI lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022- 2026 được tổ chức ở Hà Nội, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chính thức được đổi tên thành Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam.

Mục đích của VCCI là gì?

VCCI hoạt động với mục đích chính là bảo vệ, hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam. Nhằm phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Thúc đẩy sự tăng trưởng hợp tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi với nước ngoài về các mặt như kinh tế, thương mại, công nghệ và khoa học kỹ thuật.

Xem thêm:

CEO là gì? Vai trò, nhiệm vụ, mức lương và học gì để thành CEO

Cơ cấu tổ chức VCCI

Các Ủy ban của HĐQT 

  • Ủy ban về Quan hệ Lao động 
  • Hội đồng doanh nhân nữ
  • Ủy ban doanh nghiệp VN – EU, Đông Âu và Nga
  • Ủy ban doanh nghiệp VN – châu Mỹ
  • Ủy ban doanh nghiệp VN – Nhật Bản và Đông Bắc Á
  • Ủy ban doanh nghiệp VN – ASEAN – Nam Á và châu Phi
  • Ủy ban doanh nghiệp VN – Trung Quốc, New Zealand và Úc

Ban trung tâm chuyên môn

  • Văn phòng: Phòng Quản trị Lễ tân, Phòng Thư viện Truyền Thống, Phòng Văn Thư
  • Ban Kế hoạch – Tổng hợp
  • Ban Quan hệ quốc tế
  • Ban Hội viên và Đào tạo
  • Văn phòng giới thiệu sử dụng lao động
  • Ban Pháp chế
  • Ban Tài chính
  • Ban Tổ chức Cán bộ
  • Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Trung tâm xác nhận các chứng từ Thương mại
  • Văn phòng Công tác Hiệp hội các Doanh nghiệp Việt Nam

Chi nhánh và văn phòng đại diện

  • Chi nhánh VCCI tại TP Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh VCCI tại Vũng Tàu
  • Chi nhánh VCCI tại Cần Thơ
  • Chi nhánh VCCI tại Đà Nẵng
  • Chi Nhánh VCCI tại Nghệ An
  • Chi nhánh VCCI tại Thanh Hóa
  • Chi nhánh VCCI tại Hải Phòng
  • Trung tâm đào tạo doanh nhân VCCI khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
  • Văn phòng đại diện VCCI tại Khánh Hòa
  • Văn phòng đại diện VCCI tại Bình Thuận
  • Trung tâm đào tạo doanh nhân VCCI khu vực miền Đông Nam Bộ

Nhiệm vụ, chức năng của VCCI là gì?

Chức năng của VCCI

Cũng gần giống với mục đích, chức năng của VCCI là đại diện để bảo vệ được quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam trong mối quan hệ hợp tác kinh doanh trong nước và quốc tế.

Nhiệm vụ chức năng của VCCI
Nhiệm vụ, chức năng của VCCI là gì?

Bên cạnh đó, VCCI còn có chức năng là thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp. Liên kết hài hòa của các doanh nghiệp trong cộng đồng cũng như xúc tiến quá trình hợp tác đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực thương mại, kinh tế, đầu tư,…

Nhiệm vụ chính của VCCI

Nhiệm vụ của VCCI thì có rất nhiều nhưng dưới đây là một số nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội đại biểu toàn quốc VCCI lần thứ VII đã xác định bao gồm:

  • Chủ động, tích cực tham gia tiếp nhận và tổng hợp các ý kiến được cho là phù hợp của các doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị và tham mưu cho nhà nước về các vấn đề liên quan đến xây dựng chính sách pháp luật, thúc đẩy thuận lợi hóa môi trường kinh doanh minh bạch và năng động hơn
  • Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
  • Tăng cường kết nối và nâng cao hiệu quả hội nhập doanh nghiệp quốc tế.
  • Đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của VCCI.
  • Là trung gian tổ chức các diễn đàn,các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, đại diện người lao động hỏi các tổ chức trong và ngoài nước, giúp giải quyết được các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và môi trường kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trao đổi thông tin với nhau
Nhiệm vụ chính của VCCI
VCCI tổ chức các tọa đàm nhằm xây dựng tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các doanh nghiệp
  • Là trung gian tập hợp và liên kết với các hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam, với các phòng thương mại và công nghiệp khác ở nước ngoài
  • Thực hiện đào tạo chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khi kinh doanh ở Việt Nam
  • Tuyên truyền và vận động các doanh nghiệp chấp hành các quy định của pháp luật và chính sách của nhà nước Việt Nam, nâng cao ý thức đạo đức xã hội, tạo môi trường kinh doanh văn hóa, bình đẳng hơn
  • Hỗ trợ đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam với nước ngoài
  • Cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và chứng thực các chứng từ cần thiết trong kinh doanh
  • Tiến hành giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước bằng các biện pháp thương lượng, hòa giải, hoặc phân bổ tổn thất chung

Làm thế nào để tham gia làm hội viên của VCCI?

Việc tham gia trở thành hội viên chính thức của VCCI sẽ mang đến cho các công ty hay doanh nghiệp sự hỗ trợ cần thiết để phát triển. Các vấn đề khó khăn trong kinh doanh thì bất kỳ doanh nghiệp mới nào khi bước vào làm cũng sẽ gặp phải. Và nó sẽ không còn là nỗi lo lớn nữa khi bạn trở thành hội viên của VCCI.

Làm thế nào để tham gia làm hội viên của VCCI
Lễ kết nạp hội viên của tổ chức VCCI

Quy trình làm thủ tục khi muốn gia nhập vào VCCI là gửi đơn (bao gồm Đơn theo mẫu của Phòng, giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép thành lập công ty) đến Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoặc các chi nhánh văn phòng đại diện khác.

Sau khi nhận được đơn, Ban thường trực sẽ xem xét rồi mới phê duyệt. Nếu được chấp thuận thì doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo về quyết định chấp nhận làm thành viên VCCI. Sau khi nhận được thông báo doanh nghiệp sẽ phải nộp lệ phí theo quy định về doanh số.

Lệ phí VCCI là 3 triệu/năm nếu doanh số dưới 10 tỷ đồng. Từ 10 – 50 tỷ đồng thì đóng 7 triệu/năm, trên 50 tỷ đồng thì đóng 15 triệu/năm. Doanh nghiệp chỉ được công nhận là hội viên chính thức của VCCI sau khi đóng lệ phí trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

Có thể nói, VCCI là một tổ chức có rất nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển trong nhiều mặt của nước nhà. Hiện nay, VCCI được Phòng Thương mại Quốc tế đánh giá là một trong những Phòng Thương mại và Công nghiệp năng động nhất trong các quốc gia đang phát triển và là một tổ chức đi đầu trong cộng đồng các Phòng Thương mại – Công nghiệp và các tổ chức xúc tiến thương mại – đầu tư trên thế giới.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được VCCI là gì. Vai trò và tầm ảnh hưởng của VCCI là rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu có ý định thành lập cty, bạn nên tìm hiểu sâu hơn về VCCI cũng như cách thức trở thành hội viên của VCCI để bảo vệ lợi ích doanh nghiệp của bạn.

About Nguyễn Minh

Tôi là Nguyễn Minh. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Nguyễn Minh →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *