Ý nghĩa của của tục lì xì Tết và cách làm lì xì đẹp, đơn giản

Phong bao lì xì đỏ đã trở nên quen thuộc trong mỗi dịp tết cổ truyền. Bạn biết không, phong tục lì xì xuất phát với mục đích ban đầu để bảo vệ trẻ em. Phong tục này vẫn được duy trì đến tận ngày nay với nhiều ý nghĩa nhân văn. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa của phong bao lì xì Tết và cách làm lì xì thật đơn giản để tặng bạn bè, người yêu, người thân nhé! 

Nguồn gốc ra đời phong bao lì xì

Phong tục lì xì ngày Tết có nguồn gốc từ rất xưa tại Trung Hoa. Đã có không ít câu chuyện giải thích về sự ra đời của phong bao lì xì, nhưng có lẽ phổ biến nhất là câu chuyện về con quỷ hay xoa đầu trẻ.

Phong bao lì xì có nguồn gốc lâu đời tại Trung Quốc
Phong bao lì xì có nguồn gốc lâu đời tại Trung Quốc

Tương truyền rằng, thời xa xưa, tại Trung Hoa có một con quỷ rất thích xoa đầu trẻ em tên “Sui”. Nó thường xuất hiện vào đêm giao thừa khi mà trẻ em đã ngủ say, Sui thường lẩn trốn và xoa đầu trẻ khiến trẻ thức giấc, khóc thét đến mức bị sốt cao.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ thường đốt đèn và canh cho trẻ ngủ đến hết đêm giao thừa. Đây cũng là nguyên nhân giải thích cho tập tục thức qua đêm giao thừa hiện nay.

Một hôm, vào đêm giao thừa, có 8 vị tiên đi ngang qua và trông thấy con quỷ Sui đang tìm cách xoa đầu cậu bé này.

Các vị tiên bèn ra tay cứu độ bằng cách biến thành 8 đồng tiền và dặn cha mẹ cậu bé hãy gói 8 đồng tiền vào một chiếc bao màu đỏ và đặt kế bên cậu bé. Khi Sui đến gần cậu bé, những bao đỏ bọc đồng tiền liền phát ra hào quang, đánh đuổi con yêu quái chạy mất. 

Từ đó, vào mỗi đêm giao thừa, nhà nhà đều gói đồng tiền vào giấy đỏ rồi tặng cho con cháu để cầu an. Tục lì xì vào ngày Tết ra đời từ đây.

Ý nghĩa phong bao lì xì

Chữ “Lì xì” theo tiếng Trung Quốc là phiên âm của từ “lợi thị” có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Do đó, tiền lì xì là tiền đem lại sự may mắn, điều lành, điều tốt cho trẻ em dịp đầu năm mới.

Ý nghĩa của tục lì xì ngày tết
Ý nghĩa của tục lì xì ngày tết

Ngày nay, phong tục lì xì ngày Tết rất phổ biến ở những quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,…Ý nghĩa của tục lì xì ngày Tết là cầu chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc cho mọi người. Theo đó cả người nhận và người tặng phong bao lì xì đều nhận những điều tốt đẹp và may mắn trong năm mới.

Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền mừng là bao nhiêu mà quan trọng là ở thiện chí, ý nghĩa tốt đẹp của hành động. Tiền lì xì thường là những món tiền nhỏ, gồm có cả tiền lẻ, tiền chẵn, thậm chí là tiền xu.

Tại sao bao lì xì có màu đỏ?

Phong bao lì xì tết Việt màu đỏ tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh gây ra những xích mích không đáng có. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu của sự may mắn, thịnh vượng, như ý, cát tường trong suốt cả năm. Ngoài ra, màu đỏ cũng được coi là màu của niềm hy vọng. Người được nhận lì xì luôn tin rằng những phong bao đỏ này sẽ đem lại hạnh phúc và tài lộc trong suốt cả năm.

Lì xì Tết bao nhiêu là may mắn?

Trong ngày Tết, người lớn thường chuẩn bị số tiền để bỏ bao lì xì bao gồm các mệnh giá 20.000, 50.000, 100.000, 200.000, 500.000 để dành tặng cho người thân, bạn bè, người thương. Sẽ trọn vẹn hơn, nếu bạn chọn số tiền mừng tuổi mang ý nghĩa may mắn, phát tài phát lộc. 

Lựa chọn số tiền Lì xì Tết mang lại may mắn
Lựa chọn số tiền Lì xì Tết mang lại may mắn

Dưới đây là một vài con số lì xì ý may mắn bạn nên áp dụng trong dịp Tết năm nay.

  • Số 168 với mong muốn người thân gặp nhiều may mắn, suôn sẻ, phát tài phát lộc trong công việc và học tập.
  • Số 178 với mong công việc làm ăn, kinh doanh ngày càng mở rộng, phát đạt.
  • Số 66, 666, 6666 với ước mong người thân nhận nhiều tài lộc trong năm mới.
  • Số 99, 999, 9999 với mong muốn người thân hạnh phúc, sức khỏe dồi dào, may mắn, sẽ mãi thiên trường địa cửu.

Cách làm bao lì xì Tết đơn giản

Thay vì mua sẵn bao lì xì, bạn bạn có thể tự tay làm bao lì xì để tặng người thân, người yêu, bạn bè  bằng 3 cách dưới đây, sẽ thực sự ý nghĩa đấy!

Cách 1: Làm bao lì xì hoa mai handmade

Nguyên liệu làm bao lì xì:

  • Giấy màu (đỏ, vàng, xanh)
  • Kéo
  • Dao rọc giấy
  • Keo sữa
  • Keo hai mặt
  • Dụng cụ cắt hoa
Cách làm lì xì hoa mai
Cách làm lì xì hoa mai

Cách làm bao lì xì hoa mai handmade:

Bước 1:

Vẽ hình chiếc phong bao trên giấy đỏ và cắt theo đường vẽ.

Bước 2:

Dùng dao rọc giấy trổ một đường thẳng trên phần lưng của bao lì xì để làm khóa giấy cho phong bao. Dùng dao rọc giấy miết nhẹ theo các cạnh gấp để tạo nếp gấp đẹp. Tiếp theo, dùng băng dính hai mặt dán lên 2 mép gấp hai bên của lì xì. Gấp và dán phần túi cho bao lì xì.

Bước 3:

Cắt hoa mai vàng trang trí cho bao lì xì bằng dụng cụ cắt hoa. Dán bông hoa mai ở mặt trước của phong bao, gắn phần nắp lì xì nữa là hoàn thành. 

Tương tự, bạn có thể làm thêm nhiều phong bao lì xì khác với nhiều kiểu dáng hoa khác nhau.

Vậy là bạn đã hoàn thành mẫu phong bao lì xì handmade hoa mai cho ngày Tết rồi. Bên cạnh giấy màu đỏ, có thể sử dụng giấy màu khác để làm hoa nhưng hai màu phổ biến nhất vẫn là đỏ và vàng.

Cách 2: Làm bao lì xì buộc nơ handmade

Nguyên liệu làm bao lì xì:

  • Dây ruy băng
  • Giấy màu
  • Kéo
  • Thước đo
  • Dụng cụ bấm lỗ
Làm bao lì xì buộc nơ handmade
Làm bao lì xì buộc nơ handmade

Cách làm bao lì xì handmade:

Bước 1:

Tiến hành in hình bao lì xì trên giấy mẫu gói quà. Sử dụng kéo để cắt rời mẫu in ra.

Bước 2:

Bạn đặt cây thước dọc theo 4 cạnh hình vuông nhỏ ở giữa tấm giấy vừa cắt. Tiếp theo, gấp mép 4 cạnh vào bên trong theo đường đặt thước.

Sử dụng dụng cụ bấm lỗ để bấm 2 lỗ tròn nhỏ sát mép gấp của 2 cạnh góc vuông đối nhau.

Bước 3:

Dùng kéo cắt dây ruy băng ra thành 2 đoạn dài, gấp 4 lần cạnh gói quà. Tiến hành luồn 2 đoạn dây xuyên qua 4 lỗ vừa bấm theo hai đường chéo hình vuông. Thắt thêm 2 chiếc nơ nhỏ ở bên trên gói quà là đã hoàn thành.

Xem thêm >>> Mâm cúng ngày Tết mùng 1,2,3 đúng chẩn nhất 2023

Cách 3: Làm bao lì xì hình trái tim

Nguyên liệu làm bao lì xì:

  • Giấy A4 màu (đỏ, vàng, xanh)
  • Kéo
  • Dao rọc giấy
  • Keo sữa
 Làm bao lì xì hình trái tim
Làm bao lì xì hình trái tim

Cách làm bao lì xì hình trái tim

Bước 1: Vẽ hình trái tim lớn trên tờ giấy A4 màu đã chuẩn bị

Bước 2: Dùng kéo cắt hình trái tim, cắt đều và chuẩn theo đường vẽ. Thực hiện chia thành 3 phần bằng nhau theo chiều dọc

Bước 3: Thực hiện gấp hai bên phần đối diện của hình trái tim, song song và đều nhau.

Bước 4: Lấy tay kéo hai đỉnh của trái tim vào giữa để tạo đáy và dính lại bằng băng dính hai mặt hoặc keo sữa. 

Bước 5: Thực hiện gấp đuôi của hình trái tim xuống là đã xong phong bao lì xì trái tim rồi đó.

Với những ý nghĩa đầy nhân văn của phong tục lì xì ngày Tết, còn chần chờ gì nữa mà không tự tay làm lì xì Tết dành tặng cho những người bạn yêu thương. Chắc chắn, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc lắm đó!

About Nguyễn Minh

Tôi là Nguyễn Minh. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Nguyễn Minh →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *