Nhân viên kinh doanh là gì? Mô tả công việc & kỹ năng của NVKD

Nhân viên kinh doanh là gì, làm gì, tại sao lại có nhiều người theo đuổi học tập và làm việc như vậy. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất về nhân viên kinh doanh.

Nhân viên kinh doanh là gì?

Khái niệm kinh doanh là gì?

kinh doanh là gì
Kinh doanh tiếng anh là business

Kinh doanh hay lĩnh vực kinh doanh là gì. Đây được hiểu là hoạt động buôn bán, đầu tư, sản xuất, cung ứng dịch vụ nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho các các doanh nghiệp, tập đoàn… 

Từ việc hiểu được kinh doanh là gì hay thế nào là kinh doanh thuật ngữ khác kinh doanh dịch vụ là gì? cũng được tìm kiếm nhiều. Đây được hiểu là công việc kinh doanh doanh nghiệp mang đặc điểm của ngành dịch vụ nhằm tạo ra những hàng hóa hữu hình, những dịch vụ và khách hàng có thể sử dụng cũng như hưởng thụ chính những dịch vụ đó.

Kinh doanh dịch vụ hiện đang là ngành hot, phát triển ở nhiều quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, càng ngày càng có nhiều dịch vụ VIP ra đời, đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng.

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là một bộ phận quan trọng thuộc hoạt động kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Họ được coi là cầu nối giữa doanh nghiệp, đối tác kinh doanh và khách hàng. Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh đó là luôn tìm kiếm, sáng tạo và đưa ra các giải pháp hoàn chỉnh nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Và giải pháp này xoay quanh chính những sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ mà công ty cung cấp.

Hiểu một cách đơn giản, nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là giới thiệu, tư vấn, thuyết phục giúp khách hàng tin dùng những sản phẩm, dịch vụ của đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Ở mức cao hơn so với nhân viên kinh doanh là những chuyên viên. Vậy, bản chất chuyên viên kinh doanh là gì? Họ là những người làm việc trong bộ phận quản lý, có nhiệm vụ phát triển chiến lược, thiết lập các tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh bên cạnh việc môi giới, tiếp thị khách hàng. Mục đích cuối cùng đó là tăng số lượng hàng hóa bán ra và tạo doanh thu cho doanh nghiệp.

Công việc của nhân viên kinh doanh

Công việc nhân viên kinh doanh chính là đảm nhận các công việc trong công ty như: quản lý, xây dựng chiến lược hay môi giới tiếp thị đến khách hàng… Từ đó nhằm mục đích tăng số lượng bán ra của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và đem lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp.

mô tả công việc nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh giới thiệu, thuyết phục khách hàng

Cụ thể công việc kinh doanh như sau:

  • Giới thiệu, tư vấn, thuyết phục nhóm đối tượng khách hàng để giúp họ đi đến quyết định cuối cùng là sử sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tìm kiếm, duy trì đồng thời không ngừng sáng tạo và phát triển mạng lưới khách hàng cũng như các đối tác tiềm năng thuộc nhiều lĩnh vực, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh nghiệp.
  • Việc làm nhân viên kinh doanh còn là trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện các bản hợp đồng… Ví dụ như: thủ tục giao hàng, xuất hoá đơn, kiểm tra chất lượng sản phẩm giao cho khách…
  • Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng của đối tác, hỗ trợ phòng kế toán để đốc thúc công nợ, và chỉ thực sự hoàn tất trách nhiệm của mình khi khách hàng đã thanh toán xong.
    Tiếp nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, hóa đơn và thời gian giao hàng…. đảm bảo sự hài lòng, tin cậy của khách theo đúng quy trình. Đồng thời, thường xuyên báo cáo lên cấp quản lý về nhu cầu, vấn đề, mối quan tâm của khách hàng hay các hoạt động và tiềm năng trong việc phát triển kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.

Kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh

Để trở thành một nhân viên giỏi và thực hiện các việc làm kinh doanh một cách hiệu quả, thì kỹ năng cần thiết của nhân viên kinh doanh đó là:

Vốn hiểu biết tốt

kỹ năng cần có của NVKD
Nhân viên kinh doanh cần có vốn hiểu biết tốt

Không cần quá cao siêu, tuy nhiên những vấn đề cơ bản về kinh tế, chính trị – xã hội, bạn cũng cần phải biết. Và quan trọng nhất đó là hiểu biết về sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của công ty mình. 

Bởi khi tìm kiếm, cân nhắc và lựa chọn một sản phẩm bất kỳ, mỗi khách hàng đều có hành vi, nhu cầu hay các tính cách khác nhau. Với vốn hiểu biết cùng khả năng chuẩn đoán tốt sẽ giúp bạn dễ dàng dẫn dắt, thuyết phục, giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm mà bạn đang giới thiệu.

Kỹ năng thuyết phục, đàm phán

Với khả năng thuyết phục, giới thiệu sản phẩm tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy được niềm tin của khách hàng, hay đối tác. Việc thành công bán được một sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ mà nhân viên kinh doanh cần cho khách hàng thấy được những lợi ích hàng đầu khi mua sắm tại doanh nghiệp, cửa hàng của bạn. Tại sao khách hàng nên lựa chọn doanh nghiệp của bạn? Vì giá rẻ, hàng hóa sẵn có hay bảo hành lâu dài? Hãy cho khách hàng thấy hết những điều này thông qua những lần tư vấn nhiệt tình, tận tâm và thu hút. Vì vậy, hãy luôn trau dồi khả năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục để sẵn sàng làm việc tự tin, hiệu quả nhất

Kỹ năng chuẩn bị

Sự chuẩn bị đầy đủ chính là cách tốt nhất giúp bạn tránh được các thất bại trong công việc. Việc chuẩn bị bên cạnh các kỹ năng chuyên môn, kiến thức cần có thì còn bao gồm cả về trang phục, phong thái tự tin trước mỗi cuộc trao đổi hay tư vấn với khách hàng. Có như vậy mới giúp bạn thực sự thoải mái, tự tin và sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra.

Kỹ năng hợp tác

Đó là sự kết nối giữa nhân viên kinh doanh và khách hàng để cùng tìm ra những giải pháp phù hợp nhất. Một sản phẩm, dịch vụ không đơn thuần là việc giới thiệu, quảng bá đến với người tiêu dùng để họ lựa chọn, mà nhân viên kinh doanh còn phải bằng một cách nào đó để khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng của người tiêu dùng đối với công ty.

Điều này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa bạn, người đại diện cho công ty và khách hàng. Đồng thời, cách thức này cũng tạo sự tin tưởng, yêu mến của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, từ đó tạo ra sợi dây hợp tác, liên kết lâu dài.

Giữ vẻ ngoài chỉnh chu, lịch sự

Đây được coi yếu tố kỹ năng quan trọng và cần thiết, giúp hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà một nhân viên kinh doanh cần trang bị cho mình. Luôn xuất hiện với vẻ ngoài chỉnh chu, lịch sự, kết hợp với đó là nụ cười tươi sẽ ghi điểm cộng với đối tác, khách hàng. 

Từ đó cũng sẽ giúp tạo ra sự thoải mái, mang đến bầu không khí vui vẻ, nhẹ nhàng cho những người đang trong cuộc trao đổi.

Các kiến thức khác về nhân viên kinh doanh

Yêu cầu công việc

kỹ năng cần có của NVKD
Yêu cầu đề ra trong bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh là gì?

Thông thường, ở các bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh thường đính kèm yêu cầu công việc để lựa chọn các ứng viên phù hợp nhất. Yêu cầu trong mô tả công việc của nhân viên kinh doanh sẽ bao gồm:

  • Trình độ: tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế hoặc quản trị kinh doanh…
  • Khả năng giao tiếp, tạo dựng các mối quan hệ
  • Thành thạo tin học văn phòng
  • Năng động, nhiệt tình trong công việc

Ngoài ra, khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh, các công ty cũng thường ưu tiên những người giỏi ngoại ngữ, có kinh nghiệm làm việc 6 tháng, 1 năm…

Quyền lợi của nhân viên kinh doanh

Hưởng KPI, % doanh thu bán hàng

  • Xét tăng lương định kỳ theo năng lực và kết quả thực hiện công việc
  • Thưởng lễ, tết và hưởng lương tháng 13 theo quy định của công ty
  • Tham gia các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật và công ty
  • Được tổ chức sinh nhật, liên hoan và du lịch hàng năm
  • Có cơ hội lên làm các vị trí cao hơn như: nhóm trưởng, trưởng phòng…

Lương nhân viên kinh doanh

Mức lương công việc của nhân viên kinh doanh là gì, là bao nhiêu? Theo cách tính chung nhất đó là theo kinh nghiệm làm việc, mức lương này sẽ được chia ra thành các mức như:

lương nhân viên kinh doanh
Mức lương của nhân viên kinh doanh là bao nhiêu?
  • Người mới ra trường: từ 4 – 8 triệu đồng/tháng. Tính cả KPI cho nhân viên kinh doanh (hay doanh thu bán hàng) thì lương thực nhận có thể lên đến 12 triệu/tháng.
  • Nhân viên kinh doanh từ 1 – 3 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 6 – 12 triệu đồng/tháng (4 – 15 triệu đồng/tháng nếu tính cả doanh thu bán hàng).
  • Nhân viên có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm, mức lương dao động từ 6 – 20 triệu đồng. Bao gồm doanh thu sẽ là từ 6 – 25 triệu đồng.

Ngoài ra, mức lương nhân viên kinh doanh cũng sẽ thay đổi theo năng lực kinh doanh, ngành nghề hoạt động khác nhau.

Như vậy bạn đã hiểu rõ hơn về nhân viên kinh doanh là gì và công việc của NVKD như thế nào chưa? Đây là một nghề có tính thử thách lớn, do đó nếu có sự nỗ lực và các kỹ năng tốt thì bạn rất dễ thăng tiến và nhận được mức thu nhập đáng mơ ước. Hy vọng với thông tin chia sẻ trên về mô tả công việc, hướng dẫn làm nhân viên kinh doanh với các kỹ năng cốt lõi… sẽ giúp bạn trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi, chuyên nghiệp.

About Quynh Vu

Tôi là Quỳnh Vũ. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Quynh Vu →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *