Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) thực chất là một căn bệnh khá phổ biến thường bị hiểu lầm là sở thích cá nhân về sự sạch sẽ hoặc ngăn nắp. Cùng tìm hiểu những triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì để xem liệu bạn có đang mắc phải căn bệnh này không nhé! 

  Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì? Nguyên nhân, biểu hiện
Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), trong tiếng Anh là Obsessive-Compulsive Disorder. Đây là một tình trạng bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần mãn tính biểu hiện bởi sự ám ảnh, cưỡng chế hoặc cả hai.

Bệnh ám ảnh cưỡng chế là gì?
Bệnh ám ảnh cưỡng chế là gì?

Người mắc Hội chứng ám ảnh cưỡng chế OCD thường trải qua những ám ảnh hoặc những suy nghĩ không mong muốn lặp đi lặp lại như sợ bụi bẩn, sợ bệnh tật,… khiến họ có cảm giác bị thôi thúc hoặc ép buộc (gọi là cưỡng chế) thực hiện một hành vi cụ thể cho đến khi mọi thứ có vẻ “vừa ý” để giúp giải tỏa những ý nghĩ ám ảnh trên. Nếu mắc lỗi trong khi thực hiện  hành vi cưỡng chế này, họ sẽ bắt đầu lại từ đầu và hoàn thành theo cách họ cảm thấy hoàn hảo nhất mới thôi.

Triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Nhận biết sớm triệu chứng của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ giúp điều trị sớm và hiệu quả hơn, hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc và cuộc sống hằng ngày

Ám ảnh cưỡng chế thường gặp

  • Nỗi sợ bản thân sẽ làm hại người khác hoặc có thể làm điều gì đó đáng xấu hổ.
  • Quan tâm quá mức đến một vấn đề nào đó, có thể là vết bẩn hoặc điều sai trái nào đó.
  • Cảm thấy có lỗi, có trách nhiệm quá mức với những điều tồi tệ hoặc sai trái dù không liên quan đến bản thân.
  • Suy nghĩ không mong muốn như nhìn thấy những  hình ảnh đồi trụy, bạo lực.
  • Lo lắng quá mức về căn bệnh, môi trường sống, chất ô nhiễm,…

Hành vi cưỡng chế thường gặp

Ám ảnh cưỡng chế sẽ gây ra hành vi cưỡng chế tương ứng như:

  • Rửa tay, tắm rửa, lau dọn vệ sinh sạch sẽ quá mức vì sợ nhiễm trùng.
  • Sắp xếp giày dép, quần áo, bát đĩa đúng theo trật tự nhất định, thật gọn gàng mới hết cảm giác lo âu, thôi thúc.
  • Thức dậy vào ban đêm nhiều lần để kiểm tra xem đã khóa cửa, đóng cửa sổ, tắt thiết bị,… hay chưa.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến người bệnh luôn phải sắp xếp mọi thứ theo đúng trật tự
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến người bệnh luôn phải sắp xếp mọi thứ theo đúng trật tự

Điểm chung của những hành vi cưỡng chế này là chúng khiến người bệnh không thể kiểm soát, bắt buộc phải làm nếu không sẽ day dứt mà không thể làm gì khác. Khi hành vi cưỡng chế xảy ra liên tục, chiếm hết thời gian, người bệnh sẽ không thể tập trung làm những việc có ích hơn.

Xem thêm: Body shaming là gì? Cần làm gì để vượt qua nỗi sợ body shaming?

Nguyên nhân gây Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Hiện nay, các chuyên gia vẫn không biết chính xác nguyên nhân gây ra chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, nhưng tiền sử bệnh của gia đình có thể là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này. Nếu bạn có một thành viên trong gia đình bị OCD, bạn sẽ có khả năng mắc cao hơn.

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Hoa Kỳ, nguyên nhân gây ra chứng ám ảnh cưỡng chế có thể do sự phát triển không thường xuyên và suy giảm ở một số khu vực của não. Một số bằng chứng cho thấy chứng bệnh này liên quan đến cách bộ não của bạn phản ứng với serotonin. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh có chức năng điều chỉnh tâm trạng và giấc ngủ.

Cách điều trị Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì? 

Khi mắc chứng bệnh này, bạn cần đến sự tư vấn của chuyên gia có kinh nghiệm điều trị Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là bước đầu tiên. Thông thường, để điều trị OCD sẽ cần đến cả phương pháp trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc.

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc an thần có thể giúp giảm các triệu chứng OCD. Bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc như:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI)
  • Thuốc chống trầm cảm (Clomipramine)
  • Thuốc chống loạn thần: risperidone hoặc aripiprazole

Lưu ý: Một số tác dụng phụ có thể xảy ra, nên người mắc OCD cần trao đổi với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng không mong muốn nào bạn gặp phải khi dùng thuốc để thay đổi phương án điều trị

Phương pháp trị liệu

Thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng của loại rối loạn này. Tuy nhiên, phương pháp trị liệu sẽ hỗ trợ đẩy lùi tình trạng bệnh nhanh hơn: Như một số phương pháp để quản lý những suy nghĩ không mong muốn và thay đổi các hành vi cưỡng chế; cách giúp thư giãn và đối phó với cảm xúc đau khổ. Cụ thể như:

Thiền là phương pháp hỗ trợ điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Thiền là phương pháp hỗ trợ điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Các phương pháp trị liệu được khuyến khích cho chứng bệnh OCD bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Giúp người bị rối loạn ám ảnh biết cách xác định, điều chỉnh lại cách suy nghĩ và hành vi không mong muốn hoặc tiêu cực.
  • Phòng ngừa tiếp xúc và phản ứng (ERP): Đây là loại nhận thức hành vi bao gồm việc tiếp xúc từ từ với những tình huống sợ hãi, hoặc mối quan tâm gốc rễ của những ám ảnh/cưỡng chế. Mục tiêu của ERP là giúp người bệnh học cách quản lý những nỗi ám ảnh đau khổ gây ra mà không cần thực hiện các hành vi cưỡng chế.
  • Liệu pháp nhận thức dựa trên thiền: Thiền giúp người bệnh đối phó với tình trạng đau khổ do những suy nghĩ ám ảnh, tiêu cực gây ra.

Xem thêm: Bỏng bô xe máy bị phồng bôi gì để không bị sẹo và nhiễm trùng

Bài viết đã vừa giải thích cho bạn đọc về hội chứng ám ảnh cưỡng chế là gì. Nếu bạn thấy bản thân hoặc bạn bè, người thân có những dấu hiệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ đó, có những đề xuất các phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh sớm.

About Nguyễn Minh

Tôi là Nguyễn Minh. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Nguyễn Minh →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *