Tia UV là gì? Chỉ số tia UV có những tác động gì đối với cơ thể

Hầu hết các chị em đều được khuyến cáo sử dụng các loại mỹ phẩm chống nắng có chỉ số SPF cao để chống lại tác động của các tia UV có trong ánh sáng mặt trời. Vậy tia UV là gì? Chúng có tác động như nào đối với cơ thể của con người. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé. 

Tia UV là gì?

Tia UV là gì hay tia tử ngoại, tia cực tím là gì. Tia UV (Ultraviolet) là một sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng có thể nhìn thấy  nhưng lại dài hơn bước sóng của tia X. 

tia UV hay tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời
Tia UV có trong ánh nắng mặt trời

Phổ của tia UV chia ra thành 2 vùng tia gồm:

  • Vùng tử ngoại gần có bước sóng từ 380 – 200 nm
  • Vùng tử ngoại xa hay còn gọi là vùng tử ngoại chân không có bước sóng từ 200 – 10 nm

Mức độ ảnh hưởng và mật độ của tia UV đang phụ thuộc nhiều yếu tố như:

  • Vị trí địa lý: ở những vùng nhiệt đới thì cường độ của tia UV thường lớn hơn so với những vùng khác. Đặc biệt là những khu vực gần xích đạo
  • Tùy vào độ cao so với mực nước biển: cường độ của các tia UV sẽ tỉ lệ thuận với độ cao so với mực nước biển. Có nghĩa là những khu vực ở trên cao thì cường độ tia Uv sẽ lớn hơn. 
  • Thời điểm trong ngày: Các tia UV thường tập trung vào buổi trưa, là khi mặt trời ở vị trí cao và chiếu sáng trực tiếp, gần như vuông góc với mặt đất thường (khoảng từ 10h sáng đến 14h chiều)
  • Khung cảnh và môi trường: Ở những không gian rộng thì mức độ các tia UV thường lớn. Đặc biệt, tại những nơi như bề mặt tuyết hay bề mặt cát biển thì mức độ của tia UV gần như tăng gấp đôi. Trong các khu vực thành phố thường có ít tia UV hơn bị ngăn cản bởi các tòa nhà cao tầng và cây cối.

Phân loại tia UV, chỉ số tia UV bao nhiêu là có hại?

Dựa theo mức năng lượng mà tia bức xạ mang theo thì tia UV được chia thành 3 loại và ở mỗi mức này thì sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe và môi trường sống của con người:

chỉ số uv là gì
Dựa vào bước sóng mà tia UV chia thành 3 loại
  • Tia UVA: có bước sóng 380 – 315 nm. Đây là một loại tia UV mức năng lượng thấp nhất, loại tia này có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da.
  • Tia UVB: loại tia này có bước sóng ngắn hơn là từ 315 – 280 nm. Mặc dù vậy, chúng vẫn có khả năng xuyên một phần qua ozon và khí quyển. Loại tia này có thể gây say nắng, tổn thương và làm đen da.
  • Tia UVC: có bước sóng 280 – 100 nm, đây là tia UV có năng lượng cao nhất nếu tiếp xúc với con người có thể gây ung thư da. Tuy nhiên, loại tia này lại không thể xuyên qua tầng ozon.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi chỉ số tia UV mức 8-10, có màu hiển thị đỏ là mức độ nguy hại tia cực tím rất cao, nếu tiếp xúc trên 20 phút sẽ làm bỏng da.

Khi chỉ số tia UV từ mức 11 trở lên, có mức nguy hại tia cực tím cực cao, nếu da hoặc mắt không được bảo vệ tiếp xúc trên 10 phút sẽ làm bỏng da cấp độ nặng, bỏng mắt.

Ngoài gia, các bác sĩ và chuyên gia da liễu cũng khuyến cáo bức xạ tia UV và các bức xạ tia cực tím khác rất nguy hại đối với cơ thể, có thể gây ra các bệnh lý da liễu như sạm ra, ung thư da, lão hóa da và các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm, giảm thị lực,…

Tác động của tia UV đối với cơ thể con người

Tác hại và ảnh hưởng tới cơ thể con người

Tác hại của tia UV không chỉ dừng lại ở trên da như nhiều người lầm tưởng mà nhiều nghiên cứu còn chỉ ra răng tia UV còn gây lão hóa sớm, gây suy giảm miễn dịch và giảm tác dụng của vacxin

Nếu trước đây tầng ozone của bầu khí quyển với nhiệm vụ ngăn chặn gần như toàn bộ các tia UVC thì hiện nay do nhiều tác động tiêu cực, tầng ozon đang ngày càng yếu và có nhiều lỗ thủng xuất hiện, khiến cho các bức xạ năng lượng cao như tia UVC này lọt xuống bề mặt trái đất. Việc thường xuyên phải tiếp xúc với tia UV sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn cho cơ thể nhất cho làn da và đôi mắt.

Tác hại của tia UV trên da: cháy nắng, sạm da, lão hóa da, ung thư da 

+ Tia UVB khi chiếu vào da sẽ làm tăng kích thích quá trình chuyển hóa Melanin – sắc tố da làm cho da bị rám nắng và làm xuất hiện các nếp nhăn – dấu hiệu lão hóa sớm trước tuổi

+ Việc tiếp xúc thường xuyên với với tia UVB cường độ cao cũng sẽ gây ra hiện tượng cháy nắng, làm tăng các nguy cơ ung thư da. 

tác hại tia uv với da
Ảnh hưởng của tia UV đối với làn da

– Tác hại của tia UV đối với mắt

+ Đối với mắt thì tia UVB gây ra rất nhiều căn bệnh liên quan đến giác mạc như: viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng. 

+ Với tia UVA, việc tiếp xúc thường xuyên sẽ gây nên tình trạng đục thủy tinh thể hoặc võng mạc ở bên trong mắt. 

Tác hại của tia UV với sức khỏe hệ miễn dịch

Các nhà khoa học đã có nhiều bằng chứng để chứng minh rằng bức xạ tia UV sẽ làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu kéo dài đến 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Do vậy nếu phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên sẽ làm làm ức chế và suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

– Bức xạ tia UV cao có thể làm giảm hiệu lực của các loại vacxin

Lợi ích

Bên cạnh các tác hại nêu trên thì các tia UV cũng mang lại những lợi ích rất lớn, cụ thể như:

– Giúp tổng hợp vitamin D cho cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ canxi và photpho tốt cho xương và răng 

– Tia UV còn được ứng dụng trong việc điều trị nhiều bệnh về da, đặc biệt là bệnh vảy nến. Thông qua quá trình tiếp xúc với tia UV sẽ làm chậm quá trình tăng trưởng của các tế bào da, từ đó giúp làm giảm triệu chứng của bệnh.

Một số ứng dụng khác của tia UV

Diệt khuẩn và tiệt trùng

Một trong những lợi ích lớn nhất của tia UV đó là diệt khuẩn và tiệt trùng. Chính bởi vậy, tia UV cũng đang trong ứng dụng đời sống:

Loại bỏ vi khuẩn hiệu quả, khử khuẩn không khí

Tia UV sẽ xuyên qua màng tế bào của vi khuẩn và virus, phá hủy DNA từ đó ngăn chặn khả năng tái sinh và sinh sôi của vi khuẩn. 

Phơi đồ lót, tã vải và khăn mặt của trẻ sơ sinh ở ngoài trời nắng để loại bỏ vi khuẩn gây hại 

Mọi người có thể áp dụng 2 cách để diệt khuẩn trong không khí:

+ Chiếu đèn trực tiếp. Tuy nhiên, nếu làm việc trong môi trường như thế này thì người làm việc phải có kính bảo vệ mắt và bảo hộ bảo bệ da phòng ngừa bị bỏng.

+ Chiếc gián tiếp: Các đèn diệt khuẩn sẽ được đặt với mặt phản chiếu và quay lên trên.

– Tia UV diệt khuẩn trong nước

Nếu trước đây, các nhà cung cấp nước sạch đều sử dụng hóa chất clorin để diệt khuẩn. Nhưng đối với một số loại vi khuẩn kháng clorin như Giardia và Cryptosporidium thì clorin sẽ không thể loại bỏ. 

Hiện nay, tia tử ngoại UV đã được ứng dụng để thực hiện diệt khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, tia UV chỉ xuyên qua nước không màu, vì vậy nếu nước có độ đục cao thì hiệu quả diệt khuẩn sẽ bị giảm đáng kể. 

Ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm

Tia UV được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm để diệt khuẩn, khử ozone, clo và cacbon hữu cơ mà không cần dùng đến các loại hóa chất gây hại đến cơ thể và môi trường. Đây là một trong những công nghệ tiên tiến được áp dụng phổ biến hiện nay, với hiệu quả cao, an toàn và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp sản xuất. 

Một số ứng dụng cụ thể như: 

  • Hệ thống đóng gói bao bì vô trùng bằng tia UV 
  • Thí nghiệm và ứng dụng các thiết bị quang phổ trong sản xuất
  • Khử trùng nước thải bằng đèn UV

Các giải pháp ngăn ngừa tia UV

Có thể thấy rằng, tia UV gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Chính bởi vậy, chúng ta cần có giải pháp để ngăn ngừa những tác hại của tia UV đối với da và mắt:

  • Sử dụng kem chống nắng hoặc sử dụng viên uống chống nắng trước khi ra ngoài trời; đặc biệt là mùa hè
  • Sử dụng các độ bảo hộ như: áo chống nắng, khẩu trang, găng tay để chống UV và mắt kính chống tia uv
sử dụng đồ bảo hộ chống tia UV
Sử dụng các trang phục bảo hộ để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
  • Không ở ngoài nắng quá lâu cũng như không nên di chuyển dưới trời nắng ở các khung giờ mà tia tử ngoại đang ở mức cực đại (từ 9h – 15h hằng ngày).

Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về tia UV là gì để từ đó tìm được giải pháp giúp bảo vệ làn da cũng như sức khỏe của bản thân.

About Quynh Vu

Tôi là Quỳnh Vũ. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Quynh Vu →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *