Blockchain là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của Blockchain

Blockchain là công nghệ mới nổi trong vài năm trở lại đây. Có thể coi Blockchain là một cuộc cách mạng công nghiệp của nhân loại. Vì sao lại nói như vậy? Blockchain là gì? Được ứng dụng để làm gì? Ưu, nhược điểm của Blockchain là gì. Bài viết sau, hãy cùng tôi phân tích về công nghệ Blockchain nhé!

Blockchain là gì?

Blockchain là nền tảng công nghệ lưu trữ thông tin trong các khối (Block), các Block được liên kết với nhau bằng “mã hóa” tạo thành chuỗi (Chain). Mỗi khối trong hệ thống Blockchain được liên kết với các khối trước đó, chứa thông tin về thời gian khởi tạo khối kèm theo mã thời gian và dữ liệu giao dịch.

Blockchain là nền tảng công nghệ lưu trữ thông tin có độ an toàn cực cao
Blockchain là nền tảng công nghệ lưu trữ thông tin có độ an toàn cực cao

Blockchain hiểu đơn giản là một cuốn sổ ghi chép lại tất cả những gì sinh ra và mất đi. Sau đó, cuốn sổ này được sao chép cho mỗi người tham gia giữ 1 bản. Tất cả các bản sao này được cập nhật khi dữ liệu mới được ghi vào blockchain thông qua sự đồng thuận của tất cả người tham gia. Một số người trong hệ thống sẽ có trách nhiệm phê duyệt các giao dịch và giám sát bằng cách giải quyết các công thức tinh vi với sự trợ giúp của máy tính 

Bằng cách cho phép phân chia dữ liệu cho số đông, Blockchain khiến cho khối dữ liệu này không thể bị chỉnh sửa, phá hoại hay thao túng.

Blockchain dùng để làm gì?

Blockchain được dùng để lưu trữ dữ liệu thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau. Nó được quản lý bởi tất cả mọi người tham gia hệ thống thay vì bên thứ 3. Đồng thời cho phép truyền tải dữ liệu an toàn bằng một hệ thống mã hóa phức tạp, và được mở rộng theo thời gian.

Hơn nữa, công nghệ Blockchain được tạo ra để chống lại sự thay đổi dữ liệu trong hệ thống, không đòi hỏi một trung gian nào để xác nhận thông tin.

Thông tin khi được nhập vào trong chuỗi blockchain thì sẽ không thể thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả mọi người trong hệ thống.

Đây là một hệ thống có độ bảo mật cực cao cho các dữ liệu trước các nguy cơ bị đánh cắp. Nhất là các dữ liệu nhạy cảm như  tài khoản thẻ thanh toán, tài khoản ngân hàng online,…Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain bị tấn công, thì các phần khác vẫn không bị ảnh hưởng và tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.

Đặc điểm nổi bật của Blockchain

Blockchain có các đặc điểm nổi bật sau:

  • Không thể làm giả, không thể phá hủy: theo như lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã được Blockchain và công nghệ Blockchain chỉ biến mất khi không còn Internet trên toàn cầu.
  • Bất biến: dữ liệu trong Blockchain khó để sửa đổi (có thể sửa nhưng sẽ để lại dấu vết) và sẽ lưu trữ mãi mãi.
  • Bảo mật: Các thông tin, dữ liệu trong khối Blockchain được phân tán mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Minh bạch: Ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và thống kê được toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
  • Hợp đồng thông minh: là hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-this-then-that, cho phép chúng tự thực thi mà không cần bên thứ ba.
Đặc điểm nổi bật của Blockchain
Đặc điểm nổi bật của Blockchain

Blockchain được sử dụng như thế nào?

Ứng dụng thực tiễn của Blockchain
Ứng dụng thực tiễn của Blockchain

Công nghệ blockchain được sử dụng cho nhiều mục đích, trong các lĩnh vực  khác nhau như:

Truyền thông và viễn thông

Triển khai công nghệ Blockchain trên nền tảng đám mây sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông tối ưu hóa quy trình tăng cường tính bảo mật mạng, rà soát toàn bộ quy trình vận hành, các quy trình chuyển vùng và quản lý danh tính trong mô hình kinh doanh của mình. Từ đó, cải thiện và phát triển dịch vụ ngày càng tốt hơn.

Sản xuất

Trong quá trình sản xuất, cần có một sổ cái để theo dõi quá trình sản xuất, phân phối, chất lượng, thông tin giao dịch, tồn kho,…Blockchain sẽ thay thế các thiết bị thông minh cấp quyền quản lý và tăng đáng kể năng suất quản lý chuỗi cung ứng quá trình.

Đối với người tiêu dùng, việc kiểm tra tính xác thực của thông tin sản phẩm giúp ngăn chặn được hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường.

Y tế

Blockchain được sử dụng trong quản lý tài sản và lưu trữ thông tin về sức khỏe của bệnh nhân, đơn đặt hàng, thanh toán thiết bị y tế, thuốc và quản lý hàng tồn kho. Mặc dù có nhiều thiết bị thông minh có thể thực hiện giám sát các dịch vụ này nhưng còn nhiều hạn chế trong việc bảo mật thông tin cá nhân của bệnh nhân. Do đó, Blockchain chính là sự lựa chọn hàng đầu.

Blockchain ứng dụng trong lĩnh vực y tế
Blockchain ứng dụng trong lĩnh vực y tế

Giáo dục

Thông tin lưu trữ trên Blockchain không chỉ là dữ liệu điểm mà còn là quá trình đào tạo, kinh nghiệm thực tế của mỗi người. Tránh tình trạng ứng viên gian lận trong việc xin học bổng, thăng tiến, khai báo sai về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỷ luật,…

Không chỉ vậy, chức năng hợp đồng thông minh trên Blockchain còn có thể tự động thực hiện các điều khoản nội quy đào tạo, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy, cải thiện các hạn chế trong quá trình giảng dạy và học viên có thể đưa ra phản hồi.

Dịch vụ tài chính và ngân hàng

Do đặc thù của ngành tài chính ngân hàng dễ xảy ra tình trạng xâm phạm bảo mật dữ liệu người dùng nên nhờ công nghệ Blockchain, những vấn đề này dễ dàng được giải quyết. Chức năng hợp đồng thông minh không cần đến các bên trung gian, tăng tốc độ giao dịch, tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro tài chính trong quá trình thanh toán và cải thiện hệ thống quản lý thông tin công nghệ cũ.

Bán lẻ

Vấn đề nan giải nhất đối với các nhà bán lẻ là khâu phân phối hàng hóa, kho bãi cũng như quản lý thông tin sản phẩm với số lượng lớn. Blockchain được ứng dụng như một cuốn sổ cái ghi chép thông tin chính xác với độ bảo mật cao. Nó cho phép quản lý hồ sơ từng mặt hàng, vị trí của nó, cách xử lý, các thiệt hại trong quá trình phân phối. Từ đó, hỗ trợ hiệu quả cho các nhà bán lẻ.

Thương mại điện tử

Theo chuyên gia, thị trường bán lẻ hiện nay đang chuyển hướng sang thương mại điện tử, đặc biệt là với sự phát triển của các sàn thương mại điện tử. Sự dịch chuyển này đặt ra vấn đề về tính bảo mật, quản lý chuỗi cung ứng và quá trình vận chuyển hàng hoá đến người tiêu dùng, chi phí từ cách làm truyền thống tạo ra nhiều rào cản giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất.

Blockchain và Thương mại điện tử
Blockchain và Thương mại điện tử

Công nghệ Blockchain giải quyết vấn đề này bằng các hợp đồng thông minh, tạo điều kiện cho các bên dễ dàng ký kết và liên kết với các doanh nghiệp đa quốc gia. Việc lược bỏ trung gian còn giúp tiết kiệm chi phí, giải pháp thanh toán cũng được gắn trực tiếp trên các website và sàn thương mại điện tử.

Nông nghiệp

Để nâng cao lòng tin của người tiêu dùng, cần phải nâng cấp khả năng truy xuất nguồn gốc nông sản hiệu quả. Hệ thống blockchain sẽ giúp nhà bán lẻ và người tiêu dùng lưu trữ thông tin giao dịch, quản lý chất lượng, giá cả, tài chính, quản lý bán hàng, đồng thời tăng tính minh bạch của thông tin trong cả quá trình sản phẩm từ cơ sở sản xuất đến cơ sở chế biến và phân phối tới tay người tiêu dùng.

Du lịch

Blockchain tham gia giải quyết các vấn đề như lưu trữ Thông tin khách hàng với độ bảo mật và tính chính xác cao.

Vận tải và Logistic 

Blockchain chính là công cụ quản lý kho dữ liệu khổng lồ của các sản phẩm được cung ứng ra thị trường. Công nghệ này có thể giúp tăng tính hiệu quả trong việc chia sẻ thông tin quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sự hao mòn giá trị của sản phẩm với các bên liên quan.

Blockchain trong lĩnh vực Vận tải và Logistic 
Blockchain trong lĩnh vực Vận tải và Logistic

Giải quyết những vấn đề thách thức trong logistics như độ trễ khi giao nhận hàng, mất mát giấy tờ, chứng từ, tài liệu, nguồn gốc sản phẩm không rõ ràng, cùng các lỗi phát sinh khác trong quá trình chuyển giao giữa các thành viên trong chuỗi logistics.

Ngoài ra, hiện nay Blockchain còn được ứng dụng phổ biến trong:

  • Quản lý Tiền điện tử như Bitcoin hoặc Ethereum. Khi mọi người mua, trao đổi hoặc tiêu tiền điện tử, các giao dịch được ghi lại trên blockchain. Càng nhiều người sử dụng tiền điện tử thì công nghệ blockchain càng trở nên phổ biến hơn.
  • Chuyển giao tài sản: Blockchain cũng có thể được sử dụng để ghi lại và chuyển nhượng  quyền sở hữu các tài sản khác nhau
  • Hợp đồng thông minh: blockchain ứng dụng trong soạn thảo các hợp đồng tự thực hiện – hợp đồng kỹ thuật số.
  • Bỏ phiếu: blockchain dần được dùng để ngăn chặn gian lận trong bỏ phiếu, tránh tình trạng giả mạo phiếu bầu.

Ưu điểm và nhược điểm của Blockchain

   Ưu điểm của Blockchain

Ưu điểm của Blockchain

Ưu điểm của Blockchain

  • Tính phân tán giúp nâng cao tính bảo mật: Dữ liệu Blockchain được lưu trữ trên hàng nghìn thiết bị với mạng lưới là các Node phân tán. Trong đó, mỗi Node có khả năng sao chép và lưu trữ 1 bản sao của cơ sở dữ liệu Blockchain. Nhờ thiết kế như vậy nên có thể chống lại các lỗi xảy ra trên Node đơn, tránh làm ảnh hưởng đến hệ thống Blockchain. Các hacker vì vậy cũng khó để thực hiện các cuộc tấn công vào toàn bộ mạng lưới Blockchain. 
  • Tính ổn định giúp dữ liệu thông tin khó bị tấn công: hệ thống Blockchain được cấu thành bởi các khối dữ liệu liên kết bằng mã độc nhất. Do đó, để có thể tấn công vào một khối nào đó trong Blockchain nhằm đánh cắp thông tin thì cần phải tấn công tất cả các Block trong chuỗi và việc này thì gần như là không thể. 
  • Hệ thống giúp loại bỏ sự can thiệp của các bên trung gian: Bằng việc sử dụng giao thức ngang hàng và khả năng xác minh thông qua mạng lưới nút phân tán, các hoạt động giao dịch trên Blockchain trực tiếp được thực hiện giữa các bên tham gia. Nhờ đó, tránh được sự can thiệp của các trung gian, gây tốn thời gian, chi phí và thậm chí là có thể bị thao túng, kiểm soát.

Nhược điểm của Blockchain

  • Rủi ro khi mất chìa khóa cá nhân (Private Key): Khi tham gia vào các dự án Blockchain, mỗi tài khoản sẽ được cung cấp 2 chìa khóa: chìa khóa chung (có thể công khai) và chìa khóa cá nhân (cần phải bảo mật). Chìa khóa cá nhân là công cụ giúp truy cập vào tài khoản và kiểm soát thông tin và tài sản có trong tài khoản. Nếu bị mất chìa khóa này, người dùng sẽ gần như mất khả năng truy cập và tài sản của mình. Đồng thời, với bản chất hoạt động ngang hàng, hầu như sẽ không có ai can thiệp và hỗ trợ lấy lại tài khoản được.
  • Tốn nhiều năng lượng khai thác và không gian lưu trữ: để có thể khai thác (đào) Bitcoin hay các đồng tiền mã hóa sử dụng công nghệ Blockchain, rất nhiều người đã đầu tư hàng loạt bộ máy tính được nâng cấp công suất, cao hoạt động liên tục nhằm tăng khả năng giải các thuật toán. Điều này đã và đang tiêu thụ một lượng lớn điện năng. 

Ngoài ra với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của công nghệ Blockchain, quy mô của các sổ cái đã gia tăng đáng kể, đòi hỏi không gian lưu trữ lớn. Nếu vượt quá khả năng lưu trữ của ổ cứng sẽ gây ra khó khăn cho các cá nhân lưu trữ sổ cái.

Có thể bạn quan tâm:

Sàn binance là gì? Tất tần tật thông tin cơ bản để kiếm tiền từ Binance

Ví điện tử là gì? Các ví điện tử và tiền điện tử được sử dụng hiện nay

Vậy là bài viết vừa tổng hợp những thông tin cơ bản về Blockchain là gì và các ứng dụng của công nghệ Blockchain trong đời sống. Dù vẫn còn rất nhiều thách thức phía trước, nhưng nếu chúng ta biết tận dụng hiệu quả thì có thể khai thác rất nhiều tính năng hữu ích của công nghệ Blockchain, giúp cho mọi hoạt động được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và an toàn hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *