Câu rút gọn là gì? Bỏ túi cách dùng những câu rút gọn phổ biến

Câu rút gọn là gì? Các dạng thường gặp ra sao. Bạn đang thắc mắc về vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn một cách nhanh chóng nhất về câu rút gọn nhé.

Câu rút gọn là gì?

câu rút gọn là gì
Câu rút gọn được hiểu là gì?

Câu rút gọn là gì được định nghĩa trong Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 như sau: Câu rút gọn là những câu nói, câu viết đã lược bỏ một số thành phần nhất định của câu. Các thành phần lược bỏ nhắc tới ở đây là chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ hoặc bổ ngữ… nhằm rút ngắn câu nhất có thể. Đây còn được coi là một dạng của câu đặc biệt. Tuy nhiên, khi học câu rút gọn lớp 7 thì vẫn không ít người nhầm lẫn loại câu này với câu đặc biệt.

Về bản chất, câu rút gọn trong tiếng việt và tiếng anh đều nhằm mục đích giúp câu ngắn gọn hơn. Tuy nhiên, câu rút gọn tiếng anh phức tạp hơn, nó được chia theo một số dạng nhất định như: rút gọn mệnh đề quan hệ, rút gọn mệnh đề trạng từ… Ngoài ra, câu rút gọn tiếng anh 11 còn là các cách hoán đổi mệnh đề khi rút gọn, dùng giới từ thay mệnh đề quan hệ để rút gọn…

Những câu rút gọn thường dùng

Câu rút gọn chủ ngữ

Trường hợp câu rút gọn thành phần này thường được sử dụng nhiều trong văn nói, trong các cuộc hội thoại hoặc các câu ca dao, tục ngữ xưa… Khi ý kiến, vấn đề hoặc câu hỏi trước đó đã nhắc đến chủ thể thì người nói sau có thể lược bỏ thành phần chủ ngữ.

Ví dụ: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Câu rút gọn vị ngữ

câu rút gọn là gì cho ví dụ
Ví dụ về câu rút gọn vị ngữ

Câu rút gọn vị ngữ là dạng thường gặp nhất và giúp rút ngắn câu một cách hiệu quả nhất. Khi đã xác định được vấn đề hoặc nội dung truyền tải ở những câu văn hoặc lời nói trước thì việc dùng câu rút gọn này tránh tình trạng dài dòng. Ngoài ra thì loại câu này còn có tác dụng nhấn mạnh một chủ thể nào đó.

Ví dụ về câu rút gọn vị ngữ như:

A:“Xe màu đỏ kia của ai vậy?”

B: “Lan”.

Câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ

Câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ được dùng trong một số trường hợp đặc biệt. Có thể thấy nhiều nhất là trong các câu trả lời, nhằm mục đích xác định các thông tin về thời gian, địa điểm…

Có thể dẫn ra một ví dụ về dạng câu này như sau:

A: “Khi nào sinh nhật Hoa nhỉ?”

B: “4-12”.

Hay khi người A hỏi: “Chiều rộng của cái cặp là bao nhiêu cm?”, trường hợp cần ngắn gọn, tránh phải trả lời lại ý của người A thì B có thể dùng câu rút gọn là “30cm”.

Mục đích của câu rút gọn

Những câu rút gọn trong văn nói hoặc trong văn viết hàng ngày nhằm mục đích làm gọn câu hơn. Loại câu này giúp tránh tình trạng lặp từ ngữ đã xuất hiện ở những câu trước đó. Trong một số trường hợp khẩn cấp cảnh báo thiên tai, nguy hiểm như: hỏa hoạn, động đất… cần thông tin nhanh, dứt khoát thì câu rút gọn phát huy tối đa được vai trò của mình.

Đối với câu rút gọn chủ ngữ thì còn có tác dụng là nhấn mạnh đặc điểm, hành động. Và việc thực hiện những hành động đó ở thời điểm truyền đạt thông tin thì không chỉ của một cá nhân mà là của tất cả mọi người. Còn với các câu văn mang sắc thái nặng hơn, kiên quyết hơn, nó là biểu hiện của ý chỉ, của mệnh lệnh từ phía người nói.

Ví dụ về câu rút gọn, đoạn văn có câu rút gọn

Từ việc hiểu được khái niệm câu rút gọn là gì thì có thể dễ dàng cho ví dụ về loại câu này.

Thay vì nói: “Bạn có đi xem phim không?” thì có thể rút gọn chủ ngữ, thành một câu mới là: “Đi xem phim không?”.

Hay: “Hôm qua ai cho bạn mượn quyển sách tiếng anh đó?”“Lan cho tôi mượn quyển sách tiếng anh đó”. Thì bạn hoàn toàn có thể rút gọn thành phần vị ngữ của câu trả lời, còn là “Lan.”. Như vậy người nghe cũng hoàn toàn có thể hiểu được đầy đủ nội dung mà người nói muốn truyền tải.

Trường hợp bạn gặp câu hỏi: “Bao giờ bạn đi học?” thì có thể rút gọn cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ của câu, chỉ cần trả lời thời gian là đầy đủ ý nghĩa. Ví dụ như: “Ngày mai.”

Khi đã biết cách đặt những câu rút gọn thì cách ghép chúng tại thành đoạn văn cũng không phải là chuyện quá khó khăn. Bạn đọc có thể tham khảo một đoạn văn có xuất hiện liên tiếp 3 câu rút gọn dưới đây:

“Hình ảnh những đứa trẻ đang chơi bên vệ đường làm tôi nhớ về kỷ niệm thời thơ ấu của mình. Ngày xưa, tôi cùng bạn bè chơi rất nhiều trò chơi. Kéo co. Nhảy dây. Ô ăn quan. Những ngày tháng đói nghèo, chả biết đến những thiết bị hiện đại, chả biết nơi đâu khác ngoài lũy tre làng, nhưng lại chan chứa niềm vui và sự hạnh phúc.”

Trong đoạn văn trên, “Kéo co. Nhảy dây. Ô ăn quan” là 3 câu rút gọn thành phần chủ ngữ. Tuy nhiên, người đọc cũng rất dễ nhận ra được chủ ngữ thực hiện các trò chơi đó là ai, vì câu trước đã đề cập đến “tôi cùng bạn bè”.

Cách dùng câu rút gọn

Việc dùng câu rút gọn giúp truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng hơn, tuy nhiên, khi dùng loại câu này thì người dùng cũng nên lưu ý, để tránh “họa từ miệng ra” như lời đúc rút của ông cha xưa.

Đầu tiên là việc tìm hiểu kỹ cách dùng câu rút gọn, xác định chính xác trường hợp dùng loại câu này. Tránh việc làm cho người nghe hiểu nhầm, hiểu sai ý nghĩa, nội dung mà người nói muốn truyền tải.

cách dùng câu rút gọn
Câu rút gọn dùng trong các cuộc hội thoại với bạn bè

Đối với bạn bè hoặc những người ít tuổi hơn thì có thể nói câu rút gọn. Còn trong trường hợp giao tiếp với người bề trên thì không nên sử dụng, bởi nó thể hiện cộc lốc, bất lịch sự.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về câu rút gọn là gì, đặc điểm của loại câu này. Hay các dạng câu rút gọn trong tiếng anh là gì. Hy vọng qua đây có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về loại câu này, để từ đó có thể sử dụng đúng và hợp lý nhất.

About Quynh Vu

Tôi là Quỳnh Vũ. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Quynh Vu →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *