CFO là gì? Khám phá con đường trở thành Giám đốc tài chính

CFO giữ một vai trò quan trọng trong việc tối ưu ngân sách tài chính của các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Bên cạnh đó họ còn thực hiện một số công việc liên quan khác như xây dựng kế hoạch tài chính, đưa ra các dự báo tài chính đáng tin cậy cho tương lai,….Để hiểu thêm các thông tin về khái niệm CFO là gì, vai trò và công việc của giám đốc tài chính, quý bạn đọc đừng bỏ lỡ nội dung dưới đây.

CFO là gì? CFO là viết tắt của từ gì?

CFO là tên viết tắt của Chief Finance Officer trong tiếng anh, có nghĩa là giám đốc tài chính. Đây là một trong những “O” quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp lớn hiện nay. Giám đốc tài chính CFO là vị trí đứng đầu, quản lý các vấn đề tài chính, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và các công tác quản lý tài chính khác của doanh nghiệp. Trong một số tổ chức, CFO giữ vai trò quản lý ngang với các giám đốc thực hiện thêm chức năng như kinh doanh, nhân sự, sản xuất, marketing,….

cfo là gì
CFO là gì? Tổng quan các thông tin chi tiết

Khái niệm giám đốc tài chính là gì còn được định nghĩa là giám đốc điều hành cao cấp chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động tài chính của một công ty như theo dõi dòng tiền, lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính,… CFO được ví là “mắt xích” quan trọng giúp cho hoạt động tài chính của công ty luôn ổn định.

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa giám đốc tài chính và kế toán trưởng nhưng thực chất chúng khác nhau. Đối với các doanh nghiệp SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) thì kế toán trưởng sẽ thực hiện luôn nhiệm vụ tài chính. Còn tại các doanh nghiệp lớn, tập đoàn thì vai trò của CFO mới thực sự rõ ràng, họ chịu trách nhiệm giải trình các quyết định tài chính, tài hiện và cải thiện bức tranh về tài chính trước Ban Giám đốc. Giúp việc cho giám đốc tài chính đó chính là các phòng ban tài chính chuyên trách, và chịu trách nhiệm tổng hợp, kiểm tra cuối cùng trước khi tới CFO đó chính là Phó giám đốc tài chính, có tên viết tiếng anh là Deputy finance director.

Giám đốc tài chính làm gì?

Như các thông tin ở trên, ít nhiều giúp bạn hiểu được phần nào công việc của giám đốc tài chính. Họ thực hiện nhiều công việc khác nhau và chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của công ty, doanh nghiệp. Nhiệm vụ giám đốc tài chính đó là:

Lập kế hoạch

  • Quản lý yêu cầu vốn, quy trình lập ngân sách
  • Giám sát và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, kế hoạch kinh doanh
  • Hỗ trợ xây dựng định hướng tương lai của công ty
  • Phát triển chiến lược tài chính, thuế.

Thông tin tài chính

  • Báo cáo kết quả tài chính trước Ban Giám đốc
  • Giám sát việc thông báo, phát hành thông tin tài chính

Hoạt động về tài chính

  • Quản lý kế toán, nguồn nhân lực, bộ phận pháp lý, thuế và kho bạc, quan hệ giữa các nhà đầu tư.
  • Quản lý bên thứ 3 có chức năng tài chính hoặc kế toán được thuê ngoài (nếu có).
  • Giám sát hoạt động tài chính của các công ty con và hoạt động ở nước ngoài.
  • Giám sát hệ thống quản lý, xử lý các giao dịch; thực hiện các hoạt động thực tiễn tốt nhất đối với doanh nghiệp, công ty.
  • Tham gia vào các quyết định quan trọng như một thành viên của nhóm quản lý điều hành; duy trì mối quan hệ với các thành viên trong nhóm quản lý.
giám đốc tài chính làm gì
Kiểm tra, giám sát các hoạt động về tài chính

Quản lý các hoạt động rủi ro

  • Báo cáo các vấn đề rủi ro trước Ủy ban kiểm toán của Ban Giám đốc.
  • Đảm bảo công ty tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về pháp lý, duy trì bảo hiểm để giảm thiểu sự rủi ro.
  • Giám sát tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến tài chính công ty.
  • Lưu trữ hồ sơ, đáp ứng được các yêu cầu của kiểm toán viên và cơ quan nhà nước.
  • Duy trì các mối quan hệ, hiểu và giảm thiểu các yếu tố tài chính của hồ sơ rủi ro.

Kiểm tra hoạt động kinh phí

  • Theo dõi số dư tiền mặt và dự báo tiền mặt
  • Đầu tư quỹ
  • Đầu tư quỹ hưu trí
  • Sắp xếp tài chính nợ và tài trợ vốn.

Các hoạt động khác

  • Tham gia các cuộc họp với các nhà đầu tư
  • Duy trì mối quan hệ với các ngân hàng
  • Là đại diện của doanh nghiệp, công ty với các nhà đầu tư, ngân hàng.

Vai trò của giám đốc tài chính CFO trong các doanh nghiệp hiện

Vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, giám đốc tài chính CFO sẽ thực hiện các vai trò khác nhau không chỉ xoay quanh các công việc liên quan đến tài chính. CFO sẽ thực hiện các vai trò chính sau đây:

  • Lãnh đạo trong doanh nghiệp: CFO là một giám đốc tài chính, họ cũng là lãnh đạo giúp định hướng, quản lý đội ngũ nhân viên trong nhóm nhân viên cấp cao của doanh nghiệp.
  • Ngoại giao: Giám đốc tài chính còn là cầu nối giữa các ngân hàng, khách hàng. Đồng thời cũng là người hòa hợp các mối quan hệ giữa công ty với đối tác trong chiến lược kinh doanh.
  • Cố vấn chiến lược: CFO là chiến lược gia của CEO, họ sẽ sử dụng tư duy nhạy bén trong lĩnh vực tài chính để thiết lập mục tiêu phát triển của công ty, doanh nghiệp.
vai trò của cfo là gì
Cố vấn về các chiến lược kinh doanh, tài chính doanh nghiệp
  • Quản lý, trưởng nhóm: Thực hiện công việc định hướng, quản lý các nhóm tài chính chuyên trách để mọi người thực hiện tốt công việc được giao, nâng cao hiệu suất kinh doanh, lập kế hoạch tài chính đột phá nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Mức lương của giám đốc tài chính CFO bao nhiêu?

Được đánh giá là một nghề có mức lương “khủng”, nhiều sinh viên sau khi ra trường đều tìm kiếm các công việc mà phòng giám đốc tài chính tuyển dụng với mong muốn học hỏi kinh nghiệm để trở thành một CFO tương lai. Với áp lực công việc lớn mức lương cơ bản của một CFO tại doanh nghiệp sẽ là 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương này cũng có sự thay đổi dựa trên năng lực, kinh nghiệm,….và chúng sẽ khoảng từ 40 -50 triệu/tháng có khi lên đến 100 triệu đồng hoặc cả tỷ đồng mỗi tháng.

Khám phá con đường trở thành giám đốc tài chính

Con đường trở thành giám đốc tài chính không phải là điều dễ dàng. Bạn không chỉ là người có kiến thức về tài chính, tham gia các khóa đào tạo CFO mà còn cần tới rất nhiều kỹ năng khác. Cụ thể

Rèn luyện, tích lũy và xây dựng nền tảng tài chính

Công việc của một CFO là vô cùng lớn để nắm chắc được hoạt động tài chính của doanh nghiệp thì bạn phải là người có kiến thức về tài chính. Không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và tích lũy cho mình các kiến thức về tài chính như:

  • Phân bổ nguồn tài chính khoa học, hợp lý.
  • Sử dụng nguồn ngân sách đầu tư, chi phí đầu tư vào/ra của doanh nghiệp.
  • Hoạch định chiến lược tài chính, phân tích thị trường.
  • Tham gia vào các khóa học nâng cao khác.
  • ……

Nghiên cứu hoạt động kinh doanh

con đường trở thành giám đốc tài chính
Nghiên cứu các hoạt động kinh doanh, báo cáo kinh doanh

Hoạt động kinh doanh giữ vai trò quan trọng, giúp cho giám đốc tài chính hoạch định chính xác tình hình quản trị của công ty. CFO cũng thường xuyên làm việc với hội đồng quản trị, lãnh đạo của doanh nghiệp nên cũng cần phải có kiến thức sâu rộng để nắm bắt tình hình thực tế, đưa ra các kiến nghị, sách lược phù hợp.

Tăng cường mối quan hệ giữa các phòng ban

Công việc của Phòng tài chính thường liên quan tới rất nhiều phòng ban khác. Để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ cần phải có sự phối hợp của các phòng ban với nhau. Vậy nên bạn cần phải cải thiện kỹ năng, tạo dựng mối quan hệ để hoạch định chiến lược phù hợp.

Cập nhật các công nghệ hiện đại trong hoạt động quản lý tài chính

Bước vào thời buổi công nghệ 4.0, công nghệ giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động quản lý tài chính. Điều này giúp cho các CFO hạn chế được các rủi ro về vấn đề an ninh mạng, quản lý thông tin, tài liệu tài chính quan trọng.

Mong rằng các thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm CFO là gì? Giám đốc tài chính tiếng anh là gì?…..Để trở thành một giám đốc tài chính trong tương lai bạn cần phải học tập, tích lũy, rèn luyện kỹ năng chuyên môn và học hỏi kinh nghiệm từ các CFO tại các công ty, doanh nghiệp bạn đang làm việc.

About Quynh Vu

Tôi là Quỳnh Vũ. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Quynh Vu →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *