Hô hấp là gì? Kiểm tra nhịp hô hấp để phát hiện sớm các bệnh lý đường hô hấp

Hô hấp là hoạt động vô cùng quan trọng để duy trì sự sống. Vậy nên, khi hệ hô hấp gặp vấn đề sẽ kéo theo những ảnh hưởng không tốt đến quá trình hô hấp và sức khỏe con người. Ở bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quá trình hô hấp là gì, nhịp hô hấp và hệ hô hấp là gì? Để từ đó biết cách bảo vệ đường hô hấp cho bản thân nhé!

Khái niệm Hô hấp là gì?

Hô hấp là hoạt động lấy oxy từ môi trường bên ngoài vào cung cấp cho cơ thể và loại bỏ khí cacbonic. Lượng Oxi lấy vào không chỉ cung cấp cho phổi mà còn được bơm đến từng tế bào sống trong cơ thể. Đây là hoạt động nhằm duy trì sự sống cho con người, đảm bảo cho mọi cơ quan cũng như hoạt động trong cơ thể được diễn ra bình thường

Hô hấp là quá trình duy trì sự sống cho con người
Hô hấp là quá trình duy trì sự sống cho con người

Quá trình hô hấp gồm những hoạt động nào?

Quá trình hô hấp không ngừng cung cấp Oxy cho các tế bào trong cơ thể và loại bỏ khí Cacbonic ra bằng việc trao đổi khí của các tế bào.

Để quá trình hô hấp diễn ra thuận lợi, ở mỗi cơ quan hô hấp sẽ có chức năng riêng. Hô hấp chia làm 3 giai đoạn chủ yếu:

  • Sử thở: Trao đổi khí giữa phổi và môi trường
  • Trao đổi khí ở phổi: Khí cacbonic từ máu vào tế bào phổi và khí oxy từ tế bào phổi vào máu
  • Trao đổi khí ở tế bào: Khí oxy từ máu được bơm vào tế bào, khí Cacbonic từ tế bào máu.

Ý nghĩa và vai trò của hô hấp

Hệ hô hấp giữ vai trò quan trọng trong việc dẫn khí và trao đổi khí để duy trì sự sống cho cơ thể. Nó cung cấp oxy cho tế bào, tạo ra năng lượng ATP và thải khí Cacbonic ra khỏi cơ thể.

Nhịp hô hấp là gì?

Nhịp hô hấp là giá trị đo số lần thở trong một phút. 

Nhịp hô hấp của con người được điều hòa và kiểm soát bởi trung tâm hô hấp. 

Nguyên tắc để theo dõi nhịp hô hấp

Đo nhịp hô hấp
Đo nhịp hô hấp

15 phút trước khi thực hiện đo nhịp hô hấp, người được đo cần được nghỉ ngơi, không vận động mạnh.

Nhằm đảm bảo kết quả đo nhịp hô hấp chính xác, cần chú ý đến việc sử dụng thuốc kích thích hô hấp hoặc các hoạt động ảnh hưởng đến nhịp thở trước khi đo 

Chuyên viên đo nhịp thở cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để theo dõi nhịp hô hấp

Kết quả đo nhịp hô hấp cần ghi lại chính xác và rõ ràng.

Chỉ số hô hấp bình thường

Chỉ số hô hấp bình thường được quyết định bởi nhịp hô hấp. 

Ở một nhịp hô hấp bình thường sẽ có những đặc điểm hoặc dấu hiệu sau: quá trình hô hấp đều đặn, không khí qua mũi từ từ và sâu.

Theo thống kê nghiên cứu của Tổ chức Y tế WHO, nhịp hô hấp bình thường ở  người lớn vào khoảng 16-20 lần/phút, nhịp thở đều, biên độ thở đạt trung bình, thì hô hấp mạnh và thời gian thở ra ngắn.

Ở trẻ em, người cao tuổi hệ hô hấp chưa được hoàn thiện hoặc đã lão hóa nên nhịp hô hấp sẽ khác với người trưởng thành có tần số hô hấp bình thường

  • Trẻ sơ sinh: 40 – 60 lần/phút
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 35 – 40 lần/phút
  • Trẻ nhỏ từ 7 – 12 tháng: 30 – 35 lần/phút
  • Trẻ nhỏ từ 2 – 3 tuổi: 25 – 30 lần/phút
  • Trẻ nhỏ từ 4 – 6 tuổi: 20 – 25 lần/ phút
  • Trẻ nhỏ từ 7 – 15 tuổi: 18 -20 lần/phút

Cấu tạo của hệ hô hấp

Hệ hô hấp trên được chia thành 2 phần lấy nắp thanh quản làm ranh giới bao gồm:

  • Hô hấp trên (trên nắp Thanh quản) gồm: Mũi, xoang, hầu, họng, thanh quản. Có nhiệm vụ lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, làm ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. 
  • Hô hấp dưới (dưới nắp Thanh quản) gồm có: Khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi,…Có nhiệm vụ lọc không khí và trao đổi khí.
Cấu tạo hệ hô hấp
Cấu tạo hệ hô hấp

Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong hệ hô hấp

Hệ hô hấp gồm 6 bộ phận chính gồm: mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi

1. Mũi

Là phần đầu của hệ hô hấp. Mũi gồm có 3 phần: mũi ngoài, mũi trong hay ổ mũi, các xoang cạnh mũi. 

Chức năng: dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm không khí trước khi vào phổi, đồng thời là cơ quan khứu giác.

  • Những bệnh thường gặp: Ngạt mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, lệch vách ngăn mũi,…

2. Hầu – họng

Là nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở nên nơi này rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh, họng chứa vòm họng và vòng bạch huyết các amidan…

Hình ảnh giải phẫu hầu họng
Hình ảnh giải phẫu hầu họng

Chức năng: bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xấu từ bên ngoài vào, khi phần hầu họng bị viêm sẽ lây lan xuống thanh quản, phế quản…

  • Các bệnh thường gặp: Viêm họng là bệnh lý thường gặp bởi họng là bộ phận nhạy cảm nhất, nơi tiếp xúc nhiều nhất với các tác nhân gây bệnh, bảo vệ họng sẽ giúp tránh được các bệnh về đường hô hấp.

Viêm họng hiện có nhiều dạng khác nhau, nguyên nhân và triệu chứng bệnh cũng khác nhau. Thông thường bệnh viêm họng được chia thành 2 dạng là viêm họng cấp và mãn tính.

Trong đó, viêm họng cấp lại được chia thành viêm họng đỏ, viêm họng trắng và viêm họng loét. Còn với viêm họng mãn thì bao gồm viêm họng hạt, viêm họng thể teo, viêm họng quá phát.

3. Thanh quản

Được cấu tạo bởi tổ chức sụn và sợi cơ cùng với hệ thống mạch máu và thần kinh.

Hình ảnh giải phẫu thanh quản
Hình ảnh giải phẫu thanh quản
  • Chức năng: Thanh quản có tác dụng chính là phát âm, lời nói phát ra được là do luồng không khí thở ra tác động lên các khối nếp thanh quản, sự căng và vị trí của các nếp thanh âm sẽ gây ảnh hưởng đến tần số âm thanh.
  • Những bệnh thường gặp: Viêm thanh quản, sơ hạt dây thanh, bệnh dị tật, câm bẩm sinh,…

Nguyên nhân của hiện tượng ho và nấc: Ho là phản xạ hô hấp trong đó dây thanh môn bị đóng bất thình lình, mở ra dẫn tới sự bật tung không khí, dồn qua miệng và mũi.

Nấc là phản xạ hít vào, phát sinh do sự co thắt đột ngột của cơ hoành thanh môn bị khép lại một phần hoặc toàn bộ.

4. Khí quản

Là một ống dẫn khí hình lăng trụ nối tiếp từ dưới thanh quản ngang đoạn đốt sống cổ 6 với hệ phế quản của phổi. Ở đoạn cuối, khí quản được phân chia làm 2 đoạn nối với 2 phế quản chính khí quản phải và trái. Ở ngang đốt sống ngực 4 hoặc 5 nó thuộc hệ hô hấp dưới.

  • Chức năng của khí quản: Dẫn không khí vào ra, điều hòa lượng khí đi vào phổi, tăng khả năng trao đổi khí ở phổi.
  • Những bệnh thường gặp ở khí quản: Chèn ép khí quản do khối u khí quản, chít hẹp khí quản, …

5. Phế quản

Được chia làm 2 bên:

  • Phế quản chính phải gồm: 10 phế quản phân thùy, chia 3 nhánh lớn là phế quản thùy trên, phế quản thùy giữa và phế quản thùy dưới. Tương ứng với 3 thùy của phổi phải là: thùy trên, thùy giữa, thùy dưới.
  • Phế quản chính trái gồm: 10 phế quản phân thùy, chia 2 nhánh lớn là phế quản thùy trên và phế quản thùy dưới, ứng với 2 thùy phổi trái: thùy trên và thùy dưới.
  • Chức năng của phế quản: Phế quản có nhiệm vụ đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Phế quản có hình giống cành cây, có chi nhánh đến các thuỳ phổi.
  • Những bệnh thường gặp: viêm phế quản, hen phế quản, giãn phế quản, u phế quản,…

6. Phổi

Người bình thường sẽ có 2 lá phổi, được cấu tạo bởi các thùy. Thông thường, phổi trái sẽ nhỏ hơn phổi phải. Theo nghiên cứu khoa học và kiểm chứng thực tế, mỗi lá phổi có dung tích khoảng 5 lít khi hít vào gắng sức. Phổi gồm có mặt ngoài, mặt trong và màng phổi.

  • Chức năng của phổi: Trao đổi khí oxy và CO2. Quá trình trao đổi khí này diễn ra trên toàn bộ mặt trong các phế quản và phế nang có niêm mạc bao phủ với lớp nhung mao siêu mịn luôn rung chuyển để đưa các vật lạ ra ngoài.

Tế bào phổi còn có chức năng giúp cơ thể duy trì ổn định các tế bào biểu mô và tế bào nuôi mô. Chúng tạo nên một hàng rào ngăn nước và các phân tử protein tràn quá nhiều vào mô kẽ, tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp các chất quan trọng.

  • Những bệnh thường gặp ở phổi: Viêm phổi, lao phổi, u phổi…

Mỗi chúng ta đều cần hiểu rõ về quá trình hô hấp cũng như cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp. Từ đó, có cái nhìn toàn diện về đặc điểm của từng bộ phận, cách nhận biết các bệnh viêm đường hô hấp. Từ đó có cách phòng tránh bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta.

About Nguyễn Minh

Tôi là Nguyễn Minh. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Nguyễn Minh →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *