Albumin là gì? Xét nghiệm Albumin để làm gì? Khi nào cần xét nghiệm?

Để phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm tàng, chúng ta cần phải xét nghiệm albumin máu. Vậy albumin là gì, có tác dụng gì? Sự thay đổi albumin máu báo hiệu bệnh lý nguy hiểm nào, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé! 

Albumin là gì?

Albumin (viết tắt ALB) là một thành phần protein quan trọng và chiếm phần lớn trong tổng số protein toàn phần của cơ thể người (khoảng 58% đến 74%). 

Albumin được sản xuất từ tế bào gan. Do đó, với những trường hợp tổn thương gan thì nồng độ albumin cũng sẽ thay đổi theo. 

Albumin là thành phần protein quan trọng và chiếm phần lớn protein toàn phần của cơ thể 
Albumin là thành phần protein quan trọng và chiếm phần lớn protein toàn phần của cơ thể

Công dụng của Albumin

Albumin tham gia vào 2 chức năng chính là ngăn cản chất lỏng (nước) đi ra ngoài các mạch máu, duy trì áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương, đồng thời liên kết và vận chuyển các chất có phân tử nhỏ như bilirubin, acid béo, hormone steroid và các hoạt chất thuốc trong máu khi bệnh nhân đang điều trị. Ðiều trị cấp cứu trong trường hợp choáng do giảm thể tích máu mà những phương pháp khác không có hiệu quả.

Albumin được sử dụng trong trường hợp bỏng nặng, để đề phòng hiện tượng cô đặc máu, chống mất nước và điện giải. Trong trường hợp giảm Albumin trong máu, đặc biệt là liên quan đến việc mất quá nhiều albumin cũng được sử dụng. Kết hợp albumin với truyền thay máu dùng để điều trị tăng bilirubin huyết trong bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh.

Kết hợp albumin để pha loãng máu trong các cuộc phẫu thuật nối tắt tuần hoàn tim – phổi và trong hội chứng suy hô hấp người lớn (nếu tính thấm mao mạch phổi không tăng quá nhiều). Tuy nhiên, chế phẩm albumin người không có vai trò trong điều trị thận hư, suy thận, xơ gan mãn tính, thiếu dinh dưỡng, mặc dù có giảm albumin máu.

Hàm lượng Albumin bao nhiêu là thích hợp?

Ở người lớn, chỉ số Albumin từ 16 tuổi trở lên là bắt đầu ổn định, chỉ số này thường dao động từ 3,5 đến 4,8g/dL (hoặc 35 – 48 g/L).

Lượng Albumin trung bình ở trẻ em cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng: 3-4,2 g/dL.
  • Trẻ mới sinh: 3,5-5,4 g/dL.
  • Trẻ sơ sinh: 4,4-5,4 g/dL.
  • Trẻ em: 4-5,9 g /dL.

Albumin giảm thấp cảnh báo bệnh gì?

Giảm nồng độ albumin trong máu xuống mức <45% so với protein toàn phần luôn có ý nghĩa bệnh lý và có thể được chẩn đoán rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Ý nghĩa của việc chỉ số xét nghiệm albumin giảm thấp có thể là dấu hiệu ban đầu cảnh báo các bệnh lý như:

  • Bệnh về thận
  • Suy dinh dưỡng
  • Bệnh về gan
  • Suy tim
  • Bệnh về rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ
  • Ung thư hạch bạch huyết Hodgkin
  • Các hội chứng rối loạn hấp thu của đường ruột như bệnh Crohn
  • Nhược giáp (tuyến giáp bị giảm sản sinh hormone)
Chỉ số albumin giảm thấp có thể báo hiệu chức năng gan suy giảm
Chỉ số albumin giảm thấp có thể báo hiệu chức năng gan suy giảm

Khi một người có các dấu hiệu của rối loạn chức năng gan với các biểu hiện như vàng da, mệt mỏi, chán ăn hoặc các biểu hiện của hội chứng thận hư như sưng cục vùng bụng, mắt, chân,…thường bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm albumin kèm theo một số xét nghiệm khác. Đánh giá xem tế bào gan, thận có đang hoạt động tốt hay không. Từ đó, tìm ra nguyên nhân của tình trạng phù ở chân, dịch tích tụ ở khoang ổ bụng, phổi,…

Ngoài ra nồng độ albumin cũng thường xuyên được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cơ thể con người như thiếu hụt protein, chế độ ăn uống đã phù hợp hay chưa. Như vậy, xét nghiệm albumin vô cùng hữu ích trong việc định hướng chẩn đoán nhiều bệnh lý. Giúp gợi ý cho các bác sĩ, từ đó đưa ra các phác đồ điều trị và có sự tư vấn kịp thời.

Xét nghiệm định lượng Albumin máu là gì? 

Xét nghiệm định lượng albumin huyết thanh là một xét nghiệm đo lượng albumin trong máu.

Xét nghiệm định lượng Albumin máu
Xét nghiệm định lượng Albumin máu

Albumin là một loại protein có trọng lượng phân tử nhỏ, được tổng hợp tại gan, gồm nhiều acid amin. Albumin rất dồi dào trong máu. Như đã nói, đây là một loại protein cần thiết để duy trì áp lực keo trong huyết tương, giúp vận chuyển thuốc, hormone và nhiều chất khác lưu thông trong máu đi khắp cơ thể.

Nồng độ albumin trong máu tăng cao phản ánh tình trạng mất nước hay viêm tụy cấp; trong khi nồng độ albumin trong máu giảm thấp phản ánh nhiều bệnh lý gây giảm tổng hợp albumin hay tăng mất protein qua đường tiêu hóa, thận.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm Albumin?

Công việc xét nghiệm Albumin sẽ được thực hiện khi các bác sĩ muốn xác định chính xác chức năng gan, thận cùng nhiều cơ quan khác có đang hoạt động bình thường hay không. Theo đó xét nghiệm này sẽ thường chỉ định cho một số đối tượng bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng phổ biến như:

+ Vàng mắt, vàng da nghiêm trọng

+ Chân tay, bụng và mắt bị sưng phù

+ Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng, không tiêu

+ Sút cân nhiều, nhanh chóng

Khi xuất hiện vàng mắt, vàng da, cần xét nghiệm hàm lượng Albumin
Khi xuất hiện vàng mắt, vàng da, cần xét nghiệm hàm lượng Albumin

Ngoài xét nghiệm Albumin thì người bệnh đồng thời cũng sẽ được làm một số xét nghiệm khác như ALT, AST, GGT, Bilirubin để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe. Thêm vào đó, người bệnh còn được xét nghiệm cùng với Prealbumin để xác định dinh dưỡng của bệnh nhân.

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm albumin

Một số yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc xét nghiệm albumin:

– Mẫu bệnh phẩm: huyết thanh hoặc huyết tương sẽ được sử dụng để các bác sĩ  tiến hành làm xét nghiệm albumin. Việc lấy mẫu bệnh phẩm khá đơn giản và nhanh chóng, không cần bệnh nhân phải nhịn ăn hoặc chuẩn bị quá nhiều trước khi lấy máu. 

– Ở phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh, nồng độ albumin sẽ có sự giảm hơn so với bình thường.

– Người bị thiếu máu, albumin cũng sẽ giảm tương đối. Bên cạnh đó, sự hòa loãng máu hay cô đặc máu cũng có thể dẫn đến những sự thay đổi hàm lượng albumin. 

– Albumin cũng bị ảnh hưởng nhiều nếu bạn đang sử dụng các thuốc: aspirin, estrogen, corticosteroid, penicillin, phenytoin, thuốc tránh thai,…

Có những xét nghiệm Albumin nào ngoài Albumin máu không? 

Ngoài định lượng albumin, còn một xét nghiệm máu khác cũng được y học hiện đại sử dụng phổ biến trong khám sức khỏe định kỳ, đó là xét nghiệm định lượng protein toàn phần. Xét nghiệm này có thể đo tổng lượng protein trong máu, mà cụ thể là hai loại protein chính tồn tại trong máu người: albumin và globulin. 

Ngoài xét nghiệm albumin còn có một số xét nghiệm khác liên quan đến protein
Ngoài xét nghiệm albumin còn có một số xét nghiệm khác liên quan đến protein

Từ xét nghiệm protein toàn phần và albumin, người ta sẽ có thể tính ra tỷ lệ tương đối albumin/globulin (A/G). Kết quả bất thường (cao hoặc thấp) giúp bác sĩ đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số bệnh lý cấp về gan hoặc thận.

Ngoài ra, còn một số xét nghiệm khác liên quan đến protein như: định lượng globulin, định lượng prealbumin, điện di protein nước tiểu, điện di protein huyết thanh…

Có thể bạn quan tâm:

AHA là gì? Công dụng, nồng độ và cách sử dụng AHA hiệu quả

Gợi ý các phong cách chụp ảnh cưới đẹp không bao giờ lỗi mốt – Chí phí trọn gói

Có thể nói, Albumin là gì? Là một chỉ số quan trọng giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh lý thường gặp ở người bệnh. Do vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, bạn cần đến các trung tâm cơ sở y tế gần nhất để yêu cầu được chỉ định xét nghiệm nồng độ Albumin có trong máu nhằm chẩn đoán kịp thời nguyên nhân và có thể điều trị đúng cách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *