Ba kích là gì? Công dụng, cách dùng, cách bảo quản ba kích chuẩn nhất

Từ xa xưa, cây ba kích nói chung và rượu ba kích nói riêng đã nổi tiếng là vị thuốc Đông y không chỉ có khả năng bồi bổ sức khỏe mà còn là bài thuốc quý giúp bổ thận tráng dương được các quý ông ưa chuộng. Vậy chính xác ba kích là gì? Công dụng của ba kích có thực sự bổ dưỡng như lời đồn? Bài viết sau đây sẽ đưa ra lời giải đáp.

Ba kích là gì?
Ba kích là gì?

Ba kích là gì?

Ba kích còn được gọi với một số cái tên khác như ba kích thiên, đan điền âm vũ, diệp liễu thảo, dây ruột gà,… Đây là cây dây leo, dạng thân thảo màu tím, thân mảnh, có nhiều lông mịn. 

Các bộ phận của ba kích như lá, hoa, quả và rễ ba kích đều được sử dụng như một loại thuốc Đông y. Tuy nhiên, phần rễ ba kích được ưa chuộng hơn cả với nhiều công dụng đối với sức khỏe con người

Rễ ba kích khi được dùng làm thuốc sẽ cắt thành từng đoạn ngắn, dài trên 5cm, đường kính khoảng 5mm, có nhiều đoạn đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong. Vỏ ngoài của rễ ba kích có màu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, kèm vân dọc, bên trong là phần thịt màu hồng hoặc tím, vị hơi ngọt.

Ba kích mọc nhiều ở đâu?

Ba kích là một loại cây mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi của miền núi và trung du ở các tỉnh phía Bắc. Cây ba kích leo thành bụi ven rừng, với độ cao dưới 500m. Loại cây này được tìm thấy nhiều ở Quảng Ninh, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang, Vĩnh Phú, Hà Nội. 

Ba kích mọc hoang nhiều ở vùng đồi núi và trung du phía Bắc
Ba kích mọc hoang nhiều ở vùng đồi núi và trung du phía Bắc

Sau 3 năm sinh trưởng và phát triển, khoảng thời gian thu hoạch ba kích vào tháng 10 – 11 bằng cách dùng cuốc đào rộng xung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ ba kích rửa sạch. Loại rễ to, mập, cùi dày, màu tía là loại ba kích tốt nhất, có giá bán cao trên thị trường.

Phân biệt ba kích thật – giả

Cách phân biệt ba kích thật giả không quá khó. Rễ cây ba kích có kích thước lớn, được dùng để làm thuốc bằng cách phơi hoặc sấy khô, cắt thành đoạn ngắn. Đặc điểm nhận dạng ba kích thật như sau:

  • Củ ba kích có hình trụ tròn, đường kính khoảng 1 – 2cm, độ dài không nhất định
  • Chất rễ cứng, cùi dày, dễ bóc vỏ.
  • Mặt ngoài màu vàng xám, nhám, có vân dọc.
  • Phần lõi bên trong màu tía hoặc hồng nhạt, ở giữa có màu nâu vàng.
  • Không có mùi, vị ngọt và hơi chát.
Cách phân biệt ba kích thật - giả
Cách phân biệt ba kích thật – giả

Ba kích có tác dụng gì?

Ba kích là một bài thuốc Đông y bổ dưỡng, có rất nhiều tác dụng với sức khỏe con người, đặc biệt là các quý ông, cụ thể như sau:

  • Tăng cường sinh lý cho nam giới

Nhờ tính ấm và vị cay, ngọt, qui vào kinh thận, ba kích nổi tiếng với tác dụng tăng cường sức khỏe và sinh lý nam, mạnh gân cốt. Ba kích giúp kích thích sự ham muốn tình dục cho cả nam giới và phụ nữ, giúp kéo dài thời gian quan hệ tình dục và nâng cao chất lượng đời sống vợ chồng.

Tăng cường sinh lý cho nam giới
Tăng cường sinh lý cho nam giới

Ba kích chứa nhiều khoáng chất có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường sinh lý nam, đặc biệt là tác dụng cải thiện tình trạng rối loạn cương dương, trị thận bị hư hàn,đau lưng gối, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, yếu sinh lý, tiểu nhiều, bàng quang bị yếu lạnh, vùng rốn và bụng đầy trướng:

  • Chữa chứng tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều
  • Trị mạch yếu, sắc mặt nhợt nhạt
  • Trị nguyên khí bị hư, mặt sạm đen, miệng khô, hay mơ, hoảng sợ,, tai ù như ve kêu, lưng đau, các khớp xương đau nhức, âm hư, ra mồ hôi trộm
  • Tăng cơ, dưỡng sắc đẹp
  • Trị lưng đau, chân tê, chân yếu, chân mỏi ở người cao tuổi

Phân loại cây ba kích

Trong tự nhiên, có 2 loại ba kích là ba kích tím và màu trắng. Tuy nhiên, do bị khai thác không kiểm soát nên ba bích trồng hiện nay chủ yếu là ba kích tím.

  • Ba kích tím: Màu củ ba kích vàng sậm, phần thịt bên trong màu hành tím. Khi ngâm rượu ba kích làm cho màu rượu chuyển thành tím sậm.
  • Ba kích trắng: Củ ba kích có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng trong. Khi ngâm rượu ba kích sẽ chuyển màu tím nhạt.

Cách ngâm rượu ba kích điều trị bệnh yếu sinh lý

Ba kích ngâm rượu từ xa xưa đã nổi tiếng là bài thuốc điều trị bệnh yếu sinh lý với hiệu quả nhanh, đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà.

Ngâm rượu ba kích điều trị bệnh yếu sinh lý
Ngâm rượu ba kích điều trị bệnh yếu sinh lý

Nguyên liệu:

  • 1 kg ba kích
  • 5 lít rượu trắng loại 35 – 40 độ.

Cách thực hiện:

  • Lấy rễ ba kích rửa sạch và để ráo nước
  • Loại bỏ phần lõi của ba kích, chỉ dùng phần thịt của củ để ngâm rượu
  • Cho ba kích  vào một bình thủy tinh có nắp đậy
  • Rót rượu vào bình, sau đó đậy nắp kín và bảo quản tại những nơi khô ráo
  • Ngâm rượu ba kích càng lâu càng tốt. Khoảng 3 tháng là có thể uống được

Cách sử dụng rượu ba kích:

Mỗi lần uống 20ml rượu ba kích và Uống 1 lần/ngày.

Để bệnh tình mau chóng thuyên giảm, người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc mỗi ngày. Áp dụng liên tục trong vòng 15 ngày. 

Xem thêm >>>

Cách làm rượu nho ngâm đường phèn ngon không lo bị mốc

Cách bảo quản ba kích

Ba kích sau khi phơi hoặc sấy khô thì bảo quản trong lọ thủy tinh đậy kín nắp. Để ở nơi thoáng mát, tránh làm dược liệu bị ẩm mốc.

Ba kích giá bao nhiêu tiền?

Hiện nay ba kích được bán với giá niêm yết như sau:

  • Ba kích tươi : 270.000vnđ/kg.
  • Ba kích khô: 450.000vnđ/kg
  • Củ ba kích Rừng Lâu Năm (lên đến hàng trục năm) hiện nay rất hiếm và nếu có thì giá rất đắt.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ba kích với các mức giá khác nhau. Không ít trong số đó bị làm giả, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Người mua cần lưu ý lựa chọn địa chỉ mua hàng uy tín, tránh ham của rẻ mà rước bệnh vào người.

About Nguyễn Minh

Tôi là Nguyễn Minh. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Nguyễn Minh →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *