Hướng dẫn cách nấu cháo vịt đậm đà, chuẩn bị không lo bị hôi

Với nguyên liệu từ thịt vịt, bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Thật là thiếu sót nếu bỏ qua món cháo vịt thơm ngon, dễ nấu. Cách nấu cháo vịt ngon, không bị hôi cũng cần có bí quyết đó nha. Cùng tham khảo cách nấu cháo vịt ngon nhất, đảm bảo không hôi với mẹo cực hay qua bài viết sau! 

Hướng dẫn cách nấu cháo vịt đậm đà, chuẩn bị không lo bị hôi
Hướng dẫn cách nấu cháo vịt đậm đà, chuẩn bị không lo bị hôi

Nguyên liệu nấu cháo vịt

(Cho 4 người)

  •  Gạo tẻ 1 bát (bát ăn cơm)
  •  Vịt cỏ 1 con (khoảng 1.5kg)
  •  Bắp cải 1/2 cái
  •  Hành tím 7 củ
  •  Hành lá 4 nhánh
  •  Rau ngò 1 ít
  •  Rau thơm 1 ít (diếp cá/ lá quế/ húng cây/ húng lủi)
  •  Sả 2 nhánh
  •  Gừng 2 củ
  •  Chanh 3 trái
  •  Ớt trái 1 trái
  •  Ớt bột 1/2 thìa cà phê
  •  Giấm 3 thìa canh
  •  Nước mắm 3.5 thìa canh
  •  Dầu ăn 1 thìa canh
  •  Gia vị (muối/ đường/ bột ngọt/ tiêu xay)

Cách chọn mua nguyên liệu nấu cháo vịt ngon

Cách chọn mua vịt ngon 

  • Để có món cháo vịt ngon, cần chú trọng khâu chọn thịt vịt ngon. Vịt nấu cháo nên mua vịt xiêm hay vịt cỏ (loại vịt nhiều thịt, ít mỡ, thịt dai ngọt); thịt vịt nuôi công nghiệp thường khá mềm, có nhiều mỡ và ăn không ngọt bằng vịt xiêm hay vịt cỏ.
  • Tốt nhất, bạn nên mua vịt sống về tự làm cho đảm bảo. Chọn vịt trưởng thành và béo, phần ức đầy, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông. Những con vịt này không chỉ ngon mà quá trình làm lông cũng rất nhanh.
  • Nếu mua vịt làm sẵn, nên mua vịt mới mổ, nhìn bề ngoài có vẻ tươi ngon, khi ấn vào vịt thấy thịt chắc. Những con vịt có 2 bên đùi và phần lườn căng bóng, thớ thịt dày, dùng tay ấn vào thịt vịt mà bị biến dạng thì đó là vịt bơm nước, không nên mua.

Cách chọn mua gạo để nấu cháo ngon

  • Gạo nấu cháo vịt nên dùng loại gạo tẻ để khi nấu cháo bung, còn nếu muốn ăn cháo sệt thì nên dùng các loại gạo dẻo.
  • Nên chọn gạo mới, mùi thơm, hạt đều, bóng không bị nát, có thể nhai để cảm nhận vị ngọt.
  • Nên chọn mua gạo ở những cửa hàng uy tín để đảm bảo nguồn gốc gạo an toàn.
  • Không nên chọn gạo có hiện tượng ẩm mốc, có màu xám hoặc màu bất thường, có mùi hôi.
Cách chọn mua nguyên liệu nấu cháo vịt ngon
Cách chọn mua nguyên liệu nấu cháo vịt ngon

Cách nấu cháo vịt

Bước 1: Luộc thịt vịt


Vịt sau khi mua về ngâm vào thau nước lạnh kì cọ cho sạch, nhổ hết lông măng nếu còn sót, làm sạch máu còn đọng trong bụng vịt, rửa thật sạch vịt rồi để ráo.

Mẹo khử mùi hôi thịt vịt hiệu quả

  • Giã 1 củ gừng trộn với chút rượu trắng (nếu không có rượu trắng có thể thay thành nước lạnh) chà lên da vịt để khử mùi hôi.
  • Cắt đôi quả chanh và chà xát lên mình vịt. Lặp lại bước chà chanh và gừng nếu vẫn còn hôi.

Dùng 1 nồi to đủ để cho vừa nguyên con vịt vào, nếu dùng nồi nhỏ thì phải chặt vịt ra cho vừa. Đổ đầy nước ngập mình vịt sau đó cho vào 1 củ gừng đã cắt lát, 4 gốc hành lá, 2 nhánh sả đập dập, 1 củ hành tím cắt lát mỏng, 1 thìa cà phê muối.

Bắc nồi vịt lên bếp luộc với lửa vừa, khi vịt sôi được khoảng 10 phút thì trở mình vịt, luộc thêm khoảng 20 phút cho vịt chín đều.

Cuối cùng, bạn vớt thịt vịt ra để nguội rồi dùng dao chặt miếng vừa ăn.

Mẹo luộc vịt chín đều

  • Để vịt chín đều, bạn nên dùng nước lạnh để luộc vịt, không nên đợi nước sôi mới cho vịt vào để vịt có thể chín từ từ bên trong ra, khi nhiệt quá cao mới cho vịt vào thì vịt sẽ chín bên ngoài trước, khó chín ở bên trong.
  • Để biết thịt vịt đã chín mềm hay chưa, bạn dùng đũa đâm xuyên qua thịt vịt mà không thấy bị chảy nước đỏ và xuyên qua dễ dàng thì thịt vịt đã chín.
Luộc thịt vịt
Luộc thịt vịt

Bước 2: Xào lòng vịt

Cho lòng vịt vào thau, đổ muối hạt vào bóp mạnh, lặp lại 2 – 3 lần cho sạch và hết mùi hôi, rửa lại lòng vịt sạch với nước rồi cắt miếng nhỏ vừa ăn.

Cho lòng vịt vào bát ướp với 1/2 thìa canh nước mắm, 1/2 thìa cà phê ớt bột, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/3 thìa cà phê muối, trộn đều để thấm gia vị.

Bắc chảo lên bếp rồi cho vào 1 thìa canh dầu ăn, khi dầu nóng cho thêm 1 củ hành tím băm vào phi thơm, tiếp đến cho lòng vịt vừa ướp vào xào với lửa lớn.

Xào khoảng 5 phút cho lòng vịt thấm quyện gia vị và săn lại thì tắt bếp.

Xào lòng vịt
Xào lòng vịt

Bước 3: Làm gỏi bắp cải

Bắp cải rửa sạch, lột vỏ 5 củ hành tím rồi rửa sạch. Sau đó dùng dao sắc bào mỏng bắp cải, hành tím rồi cho vào thau nước lạnh để không bị thâm đen.

Các loại rau thơm: diếp cá, lá quế, húng cây, húng lủi rửa sạch để riêng.

Cho 3 thìa canh giấm vào bát, vắt vào 2 quả chanh rồi thêm 5 thìa canh đường, 2 thìa nước khuấy đều nếm cho có vị chua ngọt hòa quyện rồi trộn đều với bắp cải và hành tím ngâm trong vòng ít nhất 30 phút trước khi ăn.

Khi bắp cải và hành tím sau khi ngâm giấm đường 1 thời gian sẽ trở nên mềm và thấm vị chua ngọt. Sau đó, bạn vớt ra trộn đều với các loại rau thơm rồi cho ra đĩa. Múc thêm 1 ít nước giấm đường rưới lên.

Mách nhỏ: Để gỏi bắp cải thơm ngon hơn bạn nên cho thêm ít hành phi với đậu phộng rang nha!

Làm gỏi bắp cải
Làm gỏi bắp cải

Xem thêm >>> Hướng dẫn cách nấu cháo thịt bằm đơn giản mà rẩt bổ dưỡng

Bước 4: Nấu cháo

Vo gạo để ráo, dùng chảo chống dính bắc lên bếp, khi chảo nóng thì cho gạo vào rang với lửa vừa, dùng đũa đảo đều liên tục đến khi hạt gạo tách rời ra và hơi ngả sang màu vàng thì tắt bếp.

Sử dụng lại nước trong nồi luộc vịt để nấu cháo, cho hết số gạo đã rang vào nồi nước luộc vịt, để cháo không bị dính vào đáy nồi thì đun ở lửa vừa và nhớ đảo đều tay. Cứ nấu đến khi cháo nhừ và nở bung ra.

Tiếp theo, đổ chảo lòng xào vào nồi cháo rồi nêm nếm cho vừa khẩu vị cho vừa ăn. Khi cháo vừa ăn thì tắt bếp, múc ra tô với hành ngò thái nhuyễn, thêm tiêu xay là hoàn thành.

Mẹo nấu cháo vịt ngon ngọt hơn

  • Nếu có thời gian thì sau khi nấu vịt chín và vớt vịt ra bạn nên để nguội mới dùng lại nước luộc vịt để nấu cháo.
  • Còn để tiết kiệm thời gian thì khi nước luộc vịt sôi lên, bạn cho hẳn gạo rang vào nấu cùng luôn nhé! Khi vịt chín thì vớt vịt ra trước rồi vẫn tiếp tục nấu cháo như bình thường.
  • Nếu muốn ăn cháo loãng thì cho thêm nước vào nồi cháo trong lúc nấu, còn thích ăn cháo đặc thì để ít nước lại.
Nấu cháo
Nấu cháo

Bước 5: Làm mắm gừng

Bạn gọt vỏ 1 củ gừng, rồi rửa sạch băm nhuyễn với 1 quả ớt.

Sau đó cho vào bát, thêm 3 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh nước lọc, 1 thìa canh chanh, 1.5 thìa đường, khuấy đều rồi nêm nếm lại độ chua ngọt tùy vào độ đạm của nước mắm.

Mách bạn: Nếu muốn mùi gừng đậm hơn thì có thể giã cho gừng thơm thay vì băm.

Làm mắm gừng
Làm mắm gừng

Bước 6: Thành phẩm

Cháo vịt vừa mềm lại đậm vị ngọt của thịt vịt, ăn cùng với gỏi bắp cải chua ngọt, giòn ngọt tươi mát từ vị của bắp cải kết hợp với hành tím.

Thịt vịt mềm, không hôi, kết hợp với nước mắm gừng chua chua cay cay sẽ vô cùng thơm ngon nhé!

Cháo vịt thành phẩm
Cháo vịt thành phẩm

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm cách nấu cháo vịt đậu xanh cho bé ăn cũng vô cùng mát, bổ hay cách nấu cháo vịt miền Trung nếu bạn hợp khẩu vị người miền Trung hay độc đáo hơn là cách nấu cháo hột vịt lộn,…cùng tham khảo và áp dụng nhé!

Dành thời gian vào bếp để nấu cho cả gia đình một nồi cháo vịt thơm ngon, bổ dưỡng thì còn gì bằng đúng không nào. Các mẹ hãy thử áp dụng công thức hướng dẫn cách nấu cháo vịt mà bài viết vừa đề cập xem cả nhà có trầm trồ không nhé! 

 

About Nguyễn Minh

Tôi là Nguyễn Minh. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Nguyễn Minh →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *