Điệp ngữ là gì? Tác dụng của điệp ngữ và ví dụ

Điệp ngữ hay điệp từ là phép tu từ thường hay sử dụng trong văn học. Đây là nội dung kiến thức mà các bạn học sinh được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Đối với các bạn soạn bài điệp ngữ hay muốn tìm hiểu sâu hơn về phép tu từ điệp ngữ thì bài viết sau đây sẽ rất bổ ích cho bạn đấy, cùng đọc nhé!

 

điệp ngữ là gì

Điệp ngữ là gì?

Điệp ngữ (hay còn gọi là điệp từ) là một biện pháp tu từ trong văn học triển khai bằng cách lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, một ngữ nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê,… để làm nổi bật vấn đề nào đó khi muốn nói đến.

Các loại điệp ngữ

Điệp ngữ có các dạng: điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). Sự khác biệt giữa 3 hình thức điệp ngữ được thể hiện ngay sau đây:

Điệp ngữ cách quãng

Đây là hình thức lặp lại một từ hay cụm từ, mà trong đó, các từ, cụm từ này cách quãng với nhau về hình thức không có sự liên tiếp. Tạo ấn tượng nổi bật và tính nhạc

Ví dụ:

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

“Cục…cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

…..”

=> “Nghe” nhấn mạnh cảm giác xốn xang, xao xuyến, gợi kỷ niệm của người lính khi nghe tiếng gà trưa

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì tình yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)

=> “Vì” nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ

=> Các từ “nghe”, “vì” đều là điệp ngữ cách quãng.

Điệp ngữ nối tiếp

Đây là việc lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau về hình thức. Tạo ấn tượng mới mẻ, mang tính chất tăng tiến

Ví dụ:

“Hồ Chí Minh muôn năm!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Giây phút thiêng Anh gọi Bác ba lần.”

(Hãy nhớ lấy lời tôi – Tố Hữu)

=> Trong đoạn thơ trên, cụm từ “Hồ Chí Minh muôn năm” là điệp ngữ nối tiếp.

Điệp từ chuyển tiếp (điệp từ vòng)

Là phép điệp ngữ mà từ ngữ được điệp nằm cuối câu trên chuyển xuống đầu câu dưới tiếp nó, làm cho câu văn, câu thơ liền nhau để khắc sâu ấn tượng

Ví dụ:

Điệp từ chuyển tiếp

(Chinh phụ ngâm khúc – Đoàn Thị Điểm)

=>Trong ví dụ trên, từ “thấy” và “ngàn dâu” là điệp ngữ chuyển tiếp.

Tác dụng của điệp từ, điệp ngữ

tác dụng của điệp ngữ
Tác dụng của điệp ngữ là gì?

Tạo ra sự nhấn mạnh

Ví dụ:

điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh

(Việt Bắc – Tố Hữu)

=> Trong đoạn thơ trên, từ “nhớ sao” được lặp lại tới 3 lần cho thấy tác dụng nhấn mạnh sự nhớ nhung da diết của tác giả về những kỷ niệm xưa cũ.

Tạo sự liệt kê

Ví dụ:

“Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa”

=> Điệp từ “còn” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những sự vật có sự liên kết với nhau nhằm mục đích nhấn mạnh tình cảm mãnh liệt của tác giả dành cho cô bán rượu.

Tạo sự khẳng định

Ví dụ:

(Ca dao)

=>Trong ví dụ trên, biện pháp lặp lại một cụm từ “lá xanh, bông trắng, nhị vàng” nhằm khẳng định vẻ đẹp thuần khiết của bông sen, quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt

Phân biệt phép điệp ngữ với hiện tượng lặp từ

Ví dụ 1: Nhà em có một cái bàn bàn, có một cái tủ. Nhà em có một cái bếp, có một cái giường. Nhà em có ba, có má, có chị, có em. Nhà em có rất nhiều thứ

Ví dụ 2: Con bò đang ăn cỏ. Con bò chợt ngẩng đầu lên. Con bò đột nhiên rống ò ò…Đó là con bò của nhà em.

=> Đây không phải là điệp từ mà là lỗi lặp từ do thiếu vốn từ

Bài tập ví dụ minh họa

Phía sau nhà mình có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà mình, mình trồng rất nhiều hoa. Mình trồng hoa thược dược. Mình trồng hoa đồng tiền. Mình trồng hoa hồng. Mình trồng cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế Phụ nữ, mình hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ mình. Mình hái hoa tặng chị mình.

Việc lặp lại một số từ không có tác dụng biểu cảm, làm đoạn văn nặng nề, gây khó chịu cho người đọc =>lặp từ

Sửa lại:

Phía sau nhà mình có một mảnh vườn. Mình trồng rất nhiều loài hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế Phụ nữ, mình hái hoa tặng mẹ và chị của mình.

Lưu ý cách sử dụng điệp ngữ

  • Biện pháp tu từ điệp ngữ được nhiều tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học nhằm làm tăng sự nổi bật cho hình tượng văn chương hay đơn giản là mục đích, ý nghĩa của vấn đề muốn nói tới.
  • Tuy nhiên, đây cũng là biện pháp tu từ khá khó sử dụng, đòi hỏi sự chắc tay, khéo léo trong việc sắp xếp và lựa chọn từ ngữ, hình ảnh hay cấu trúc ngữ pháp
  • Không ít trường hợp lạm dụng biện pháp tu từ điệp ngữ nhưng mắc lỗi diễn đạt lủng củng, lặp từ ngữ pháp khiến bài viết thiếu logic, rườm rà, gây cảm giác nặng về và khó chịu cho người đọc. 
  • Gợi ý cho bạn rằng việc kết hợp nhiều biện pháp tu từ với nhau như: phép điệp và phép đối, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ,…và xác định được nội dung, hình ảnh chính cần khắc hoạ hay muốn làm nổi bật thì bài văn của bạn sẽ mềm mại, câu từ uyển chuyển hơn rất nhiều đó.

Các bạn học sinh thân mến, vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn Điệp ngữ là gì? Tác dụng của phép điệp ngữ. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các bạn hiểu được cách dùng điệp từ điệp ngữ trong câu, từ đó vận dụng để soạn văn bài Điệp ngữ lớp 7 và làm các bài tập thật hiệu quả liên quan. 

About Quynh Vu

Tôi là Quỳnh Vũ. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Quynh Vu →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *