Photography là gì? Tất tần tật kiến thức về photography

Photography là gì? Bạn đang muốn thử sức với nghề photography, tuy nhiên lại chưa biết tìm đọc, tham khảo tài liệu nào, tài liệu ở đâu là chi tiết nhất. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của bạn một cách đầy đủ nhất.

Photography là gì?

photography là gì

Khái niệm Photography

Photography là gì? Photography được hiểu là nhiếp ảnh, là quá trình để tạo ra những bức ảnh nhờ vào kỹ thuật bấm máy, tác động của ánh sáng đến phim hoặc các chi tiết nhạy sáng thuộc máy ảnh.

Các loại hình nhiếp ảnh hiện nay

Nhiếp ảnh chia ra thành 6 loại hình chính. Cùng đi tìm hiểu cụ thể hơn về các loại hình như: Portrait photography, Fine art photography, Streetlife photography, Food photography, Photography in wedding, hay Aerial photography là gì?

  • Portrait photography là gì?

Loại hình này còn có tên gọi khác là chụp ảnh chân dung, đây là thể loại nhiếp ảnh ghi lại chân dung của một người hoặc một nhóm người. Ảnh chân dung thể hiện rõ nhất được thần thái, biểu cảm của con người, qua đó người xem có thể phán đoán được tính cách, suy nghĩ của mẫu.

Việc chụp ảnh chân dung yêu cầu cao về bố cục, người chụp phải nắm rõ được yếu tố này. Một bức ảnh chân dung có thể là: chụp phần đầu vai, ¾ cơ thể hoặc chụp toàn thân.

  • Fine art photography 

Đây là nhiếp ảnh nghệ thuật, nó được coi là một môn nghệ thuật dành cho những người có đam mê, nhiệt huyết. Những người chụp ảnh nghệ thuật được gọi là nhiếp ảnh gia. So với các loại hình chụp ảnh khác như chụp ảnh sự kiện tái hiện hiện thực một cách khách quan và theo lộ trình sắp đặt. Hay chụp ảnh thương mại với mục đích quảng cáo sản phẩm thì photography art được coi là quá trình để tạo nên những hình ảnh đẹp, mang tính thẩm mỹ cao.

  • Streetlife photography
streetlife photography là gì
Những bức ảnh chụp đường phố đẹp

Streetlife photography là thể loại nhiếp ảnh được người chụp thực hiện trên đường phố, những nơi công cộng, quán ăn… Chụp ảnh đường phố thường hướng tới những cảnh tượng tự  nhiên có trong cuộc sống hàng ngày thay vì việc set bố cục chủ thể, ánh sáng trước như các thể loại nhiếp ảnh khác.

  • Food photography 

Food photography được coi là một nhánh nhỏ trong lĩnh vực chụp ảnh nói chung. Cụ thể đó là chụp đồ ăn hay các sản phẩm liên quan đến ẩm thực. Việc chụp photography food đòi hỏi người chụp phải thực sự hiểu về món ăn, biết cách sắp xếp và bài trí đẹp mắt. Qua cách sắp xếp đó thể hiện được một thông điệp nhân văn, cao đẹp ngoài giá trị của những món ăn đơn thuần.

Ngoài ra, photography food cũng thể hiện ở những khoảnh khắc chụp tự nhiên, đẹp nhất liên quan đến đồ ăn. Việc này giúp tạo sự hứng thú và cảm giác “thèm ăn” đối với người xem.

  • Photography in wedding 

Loại hình này còn được biết đến là việc chụp ảnh, chụp phóng sự cưới. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, những thiết bị hiện đại ra đời. Cùng với đó là nhu cầu, việc muốn lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời nên photography in wedding đã xuất hiện. 

Ảnh phóng sự cưới không được xem là ảnh nghệ thuật và nó thường được chụp theo một khung đã định sẵn. Yếu tố sáng tạo của người chụp là việc nắm bắt khoảnh khắc, cảm xúc của những người tham dự. Từ đó để tạo nên các bức ảnh đẹp nhất.

  • Aerial photography là gì?

Thể loại nhiếp ảnh này ra đời ở các nước châu Âu từ khá sớm. Đầu tiên là được thực hiện bởi một nhiếp ảnh gia người Pháp vào năm 1858 khi ông đã sử dụng khí cầu để chụp toàn cảnh thành phố Paris.

Đến nay, Aerial photo được phát triển lên một tầm cao mới, người chụp có điều kiện áp dụng các loại máy ảnh chuyên dụng cũng như phương tiện hiện đại. Đó là máy bay không người lái, diều kết hợp với công cụ chụp ảnh từ xa…

Ứng dụng nổi bật của Aerial photography là hỗ trợ việc do thám trên không, đo đạc bản đồ, chụp ảnh phong cảnh với diện tích lớn… Ưu điểm của loại hình này là mang lại những hình ảnh mới lạ, được chụp từ góc cạnh khác biệt. Tuy nhiên, chi phí các thiết bị để hỗ trợ việc chụp ảnh trên không thường rất cao nên nó vẫn chưa thực sự phát triển ở Việt Nam.

Lịch sử hình thành của photography

lịch sử hình thành nhiếp ảnh
Tìm hiểu về lịch sử hình thành của nhiếp ảnh

Vào thế kỷ thứ 5 và thứ 4 trước công nguyên, những bức ảnh sơ khai đã được xuất hiện dưới sự mô tả qua máy ảnh pinhole của 2 nhà toán học Hy Lạp Aristotle và Euclid và nhà triết học Mặc Tử của Trung Quốc.

Đến thế kỷ thứ 6 thì nhà toán học Byzantine Anthemius đã sử dụng một loại máy ảnh trong phòng thí nghiệm của mình. Theo thời gian, các phiên bản máy ảnh dần được cải tiến. Và phát mình đã làm thay đổi cách thức của việc chụp ảnh trước đó chính thức được đánh dấu vào năm 1561. Nhà khoa học Georg Fabricius đã khám phá ra bạc clorua, hỗ trợ đắc lực vào kỹ thuật chụp ảnh, tạo ra các bức ảnh mang màu sắc thời trung cổ cực ấn tượng.

Năm 1800, nhà phát minh Thomas Wedgwood người Anh đã thực hiện kỹ thuật chụp ảnh đầu tiên trong phòng tối. Đến năm 1812, những nghiên cứu đầu tiên về nhiếp ảnh ra đời. Nhiếp ảnh chính thức được mở sang một trang mới và có những sự phát triển vượt bậc như ngày nay.

Kỹ thuật chụp ảnh và kiến thức cho người mới chụp ảnh

Kiến thức cơ bản cần nắm giữ

Khi tìm hiểu sâu về nhiếp ảnh photography thì một số thuật ngữ như: logos, background, backdrop, studio, editing, quotes, hay book cũng được quan tâm nhiều.

  • Photography logos là gì?

Đây được hiểu là hình ảnh mang tính chọn lọc cao, thể hiện được ý nghĩa, đặc trưng của một sản phẩm, doanh nghiệp. Dựa vào photography logos, người ta dễ dàng nhận biết được các thương hiệu. Chính vì thế mà yêu cầu để thiết kế, sáng tạo nên những photography logos thường rất khắt khe.

  • Photography background

Đó là chụp ảnh nền, các khung cảnh có sẵn hoặc được setup phía sau của chủ thể. Thông qua yếu tố background, người xem đánh giá được chất lượng ảnh có thực sự tốt và đầu tư nhiều không. Đối từng thể loại chụp ảnh khác nhau như: chân dung, phong cảnh, sự kiện… thì background cũng sẽ khác nhau. 

Một bức ảnh đôi khi chỉ cần có background ổn cũng đủ gây thu hút đối với những người chiêm ngưỡng. 

  • Photography backdrop

Gần giống với background thì backdrop được coi là việc chụp phông nền nhưng là nền trung tâm và thể hiện được dấu ấn riêng. Thông qua những bức ảnh đó, người xem nhận biết được thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ hoặc các tổ chức nhất định.

Chính vì thế, việc chụp ảnh này yêu cầu kỹ năng setup trước, chọn bố cục chặt chẽ, ánh sáng trong bức ảnh cần rõ nét.

  • Loại hình hotography studio

Trong nhiếp ảnh cũng không thể bỏ qua được loại hình chụp trong các xưởng phim hay còn gọi là photography studio. Khi chụp trong môi trường này, người chụp sẽ được cung cấp đầy đủ các thiết bị hỗ trợ và các yếu tố như: ánh sáng, được chuẩn bị bố cục và chuẩn bị background tương xứng. Việc quan trọng của người chụp là cần nắm chắc được các kỹ thuật bấm máy để tạo nên những bức ảnh nghệ thuật.

  • Photography editing 
Photography editing
Photography editing

Editing là việc chỉnh sửa ảnh hay còn gọi là bước hậu kỳ. Quá trình này được diễn ra nhằm thay đổi một phần cấu trúc, bố cục, màu sắc, ánh sáng… của ảnh. 

  • Photography quotes 

Đây được hiểu là những bức ảnh chụp có kèm trích dẫn. Nó thường được sử dụng trong các văn bản, để trưng bày hoặc các loại sách ảnh nghệ thuật. Thông thường, trích dẫn này phải liên quan đến hình ảnh. Đồng thời nó còn bổ sung những thông tin quan trọng mà bức ảnh chưa truyền tải hết được để người xem hiểu rõ các câu chuyện được kể bằng ảnh.

  • Thể loại Photography book 

Photography book là sách nhiếp ảnh, là nơi lưu giữ những bức ảnh nghệ thuật với hình thức một cuốn tạp chí hoặc cuốn sách. Cuốn sách ảnh được xem như một quyển nhật ký, và phần văn bản được mã hóa bằng hình ảnh. Thông qua tạo hình hay khoảnh khắc chụp mà người bấm máy truyền tải được những điều ý nghĩa.

Kỹ thuật chụp ảnh

Nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật, ghi lại những sự vật, sự việc hay chân dung con người qua hình ảnh. Vậy để học chụp ảnh cần những gì?

Tìm hiểu tổng quát về nhiếp ảnh

Người mới chụp cần nắm được những kiến thức cơ bản, hiểu được thực chất nhiếp ảnh là gì. Các loại máy móc, phương tiện hỗ trợ việc chụp ảnh ra sao. Để từ đó trang bị cho mình chiếc máy ảnh phù hợp, nhằm theo đuổi đam mê. Đồng thời tiến tới việc tìm hiểu các kỹ thuật chụp ảnh. 

Tìm hiểu các chế độ trên máy ảnh

Hiện nay, đối với các dòng máy ảnh DSLR nói chung đều bao gồm 3 chế độ chụp ảnh, đó là: chỉnh tay, tự động và ưu tiên khẩu độ. 

  • Chế độ chỉnh tay hay còn được kí hiệu M, dùng để chụp kiến trúc hoặc đồ nội thất…
  • Chế độ ưu tiêu khẩu độ là chế độ A, phù hợp cho chụp ở những sự kiện, tiệc tùng…
  • Chế độ tự động đơn giản, phù hợp với việc chụp ảnh phong cảnh

Chế độ lấy nét

Đây là yếu tố rất quan trọng trong mỗi bức ảnh, tạo ra điểm nhấn gây thu hút đối với người nhìn. Ở những loại máy ảnh khác nhau sẽ có chế độ, số lượng điểm lấy nét riêng. Do đó, trong mỗi trường hợp cụ thể thì người chụp sẽ áp dụng cách chọn chế độ lấy nét tương xứng. Ví dụ: khi chụp tập thể, người chụp nên sử dụng hết số điểm lấy nét, còn khi chụp lookbook thì có thể tùy chọn điểm lấy nét theo chi tiết đặc biệt như mắt.

Chế độ đo sáng

Đối với chụp chân dung, chế độ đo sáng được sử dụng là đo sáng điểm. Còn khi chụp phong cảnh thì chế độ này có thể đổi sang thành toàn ảnh. Người chụp cần linh hoạt giữa các yếu tố để giúp tạo nên một bức ảnh hài hòa nhất. Bởi yếu tố ánh sáng cũng quyết định một phần đến việc set bố cục hoàn chỉnh.

Khẩu độ ống kính

Khẩu độ là độ mở của những chiếc máy ảnh nói chung. Thông thường, khi người chụp mở khẩu độ lớn thì lượng ánh sáng đi vào cảm biến cũng nhiều hơn. Điều này được áp dụng trong trường hợp không gian chụp ảnh thiếu sáng, nó sẽ giúp thu nhận nhiều ánh sáng, tránh tình trạng bức ảnh nhòe, mờ.

Tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập chính là tốc độ để người chụp ghi lại được hình ảnh của chủ thể. Yếu tố này góp phần quyết định lớn đến độ nét của bức ảnh. Trong trường hợp người cầm máy để tốc độ thấp, khoảng 1/100 giây và phải di chuyển liên tục thì rất khó để bắt nét. Thay vào đó, người chụp nên tăng tốc độ chụp lên khoảng 1/400 để tạo cho bức ảnh có độ nét rõ ràng hơn. 

Trên đây là những giải đáp đầy đủ nhất về photography là gì, kiến thức quan trọng cho người mới chụp ảnh. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp bạn hiểu hơn về bộ môn nghệ thuật này, vận dụng tốt vào việc chụp ảnh trong các trường hợp thực tế.

About Quynh Vu

Tôi là Quỳnh Vũ. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về các sản phẩm điện máy, xe máy, ô tô và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Quynh Vu →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *